Chương 6:
Sức khỏe tinh thần và tâm thần

-
CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG Y TẾ VÀ HỆ THỐNG KHÁM, CHỮA BỆNH TẠI ĐÀI LOAN(TRUNG QUỐC)
- 1.1 Khi bị ốm, tôi có thể đi khám ở đâu và cần mang theo những giấy tờ gì?
- 1.2 Khi bị đau lưng, tôi nên đến cơ sở y tế loại nào trước?
- 1.3 Nếu bị đau lưng, tôi nên đến khoa nào của bệnh viện địa phương?
- 1.4 Tôi nói tiếng Trung không tốt, tôi muốn đi khám bệnh thì liên hệ tới đâu để được giúp đỡ?
- 1.5 Làm thế nào để được khám và điều trị tại cơ sở y tế?
- 1.5 Tôi bị đau lưng, bác sĩ nói nên phẫu thuật để điều trị. Làm thế nào để tôi được chuyển lên bệnh viện tuyến trên?
- 1.6 Tôi có thể mua thuốc ở đâu?
- 1.7 Ở Việt Nam, tôi có sử dụng một số loại thuốc để giảm đau đầu. Tôi có thể mang thuốc từ Việt Nam sang Đài Loan(Trung Quốc) được không?
-
CHƯƠNG 2: Bảo hiểm
- 2.1 Bảo hiểm y tế toàn dân tại Đài Loan(Trung Quốc) là gì?
- 2.2 Tôi đang làm việc tại một nhà máy sản xuất ở Đài Loan(Trung Quốc). Làm thế nào để người lao động nước ngoài đủ điều kiện nhận Bảo hiểm y tế toàn dân?
- 2.3 ạn của tôi là người lao động nước ngoài không có giấy tờ. Bảo hiểm y tế toàn dân có áp dụng cho những lao động nước ngoài không có giấy tờ không?
- 2.4 Tôi tên là Hoa. Tôi làm giúp việc gia đình. Tôi có đủ điều kiện nhận Bảo hiểm y tế toàn dân không?
- 2.5 Khi nào người lao động nước ngoài nhận được thẻ IC Bảo hiểm y tế toàn dân?
- 2.6 Chi phí Bảo hiểm y tế toàn dân là bao nhiêu? Ai chi trả những chi phí nào?
- 2.7 Tôi bị đau dạ dày và có thể cần phải nhập viện. Bảo hiểm y tế toàn dân có áp dụng cho tất cả cơ sở y tế các cấp không?
- 2.8 Những dịch vụ y tế nào được Bảo hiểm y tế toàn dân chi trả?
- 2.9 Những dịch vụ y tế nào không được Bảo hiểm y tế toàn dân chi trả?
- 2.10 Tôi bị tai nạn giao thông, phải nằm viện 03 ngày. Tôi phải trả bao nhiêu tiền khi đi khám và nằm viện?
- 2.11 Tôi nên làm gì nếu không có khả năng chi trả?
- 2.12 Tôi bị đau lưng, khả năng không thể tiếp tục làm việc được. Trong trường hợp tôi bị sa thải, Bảo hiểm y tế toàn dân có hỗ trợ chi trả chi phí chăm sóc sức khỏe nào không?
- 2.13 Nếu tôi có thắc mắc về Bảo hiểm y tế toàn dân, tôi nên hỏi ai tại Đài Loan(Trung Quốc)?
-
CHƯƠNG 3: Kiểm tra sức khỏe
- A.Các câu hỏi thường gặp về sức khỏe nghề nghiệp và quyền lợi của người lao động
- 3.1 Tôi đang làm việc tại một nhà máy sản xuất tại Đài Loan(Trung Quốc). Ngoài Bảo hiểm y tế toàn dân, tôi còn nhận được loại bảo hiểm nào khác không?
- 3.2 Tôi làm giúp việc gia đình. Người sử dụng lao động của tôi có mua Bảo hiểm lao động cho tôi không?
- 3.3 Bảo hiểm tai nạn lao động là gì?
- 3.4 Chúng tôi nhận được nhiều loại bảo hiểm. Sự khác biệt giữa Bảo hiểm lao động và Bảo hiểm tai nạn lao động là gì?
- 3.5 Tôi đang làm công việc nhân viên phúc lợi. Tôi có thể nộp đơn xin Bảo hiểm lao động và Bảo hiểm tai nạn lao động cùng lúc được không?
- 3.6 Tôi là ngư công, làm thế nào để tôi nhận được Bảo hiểm lao động hoặc Bảo hiểm tai nạn lao động từ người sử dụng lao động?
- 3.7 Ngoài Bảo hiểm y tế toàn dân, người sử dụng lao động còn mua cho tôi Bảo hiểm lao động. Nếu bị thương, tôi có cần trả phần chi phí mà người lao động phải trả không?
- 3.8 Tôi đang làm giúp việc gia đình và tôi có Bảo hiểm tai nạn lao động. Nếu tôi bị thương do làm việc, tôi có đủ điều kiện để được hỗ trợ chi trả phần chi phí mà người lao động phải trả không?
- 3.9 Làm thế nào để đăng ký nhận trợ cấp từ Bảo hiểm lao động/Bảo hiểm tai nạn lao động?
- 3.10 Bạn của tôi bị thương tại nơi làm việc, nhưng anh ấy không có Bảo hiểm lao động hay Bảo hiểm tai nạn lao động. Anh ấy nên làm thế nào?
- Quản lý sức khỏe và sức khỏe nghề nghiệp
- 3.11 Tôi có thể nghỉ làm nếu tôi bị bệnh hoặc bị thương không?
- 3.12 Người lao động xin nghỉ bệnh như thế nào?
- 3.13 Người lao động nước ngoài có thể nhận được bao nhiêu trợ cấp trong thời gian nghỉ bệnh?
- 3.14 Tôi có bị mất việc làm nếu tôi xin nghỉ phép vì ốm không?
- 3.15 Nếu tôi không thể làm công việc cũ do bị tai nạn lao động, công ty có thể giúp tôi tìm công việc mới ở bộ phận khác không?
- 3.16 Trong trường hợp tôi bị tai nạn hoặc thương tật, tôi không thể tiếp tục làm việc và phải quay về Việt Nam, công ty sẽ có trách nhiệm như thế nào?
- 3.17 Có bệnh viện hoặc phòng khám nào tại Đài Loan(Trung Quốc) chuyên về khám sức khỏe nghề nghiệp không?
- 3.18 Các yếu tố rủi ro nghề nghiệp là gì?
- Thông tin về khám sức khỏe định kỳ
- 3.19 Người lao động nước ngoài có nghĩa vụ phải khám sức khỏe. Vậy tôi cần thực hiện khám sức khỏe vào thời điểm nào?
- 3.20 Nội dung khám sức khỏe bao gồm những gì?
- 3.21 Khám sức khỏe tổng quát và khám sức khỏe đặc biệt bao gồm những nội dung khám nào? (cả nam giới và nữ giới)
- 3.22 Chúng tôi quan tâm đến các bệnh của phụ nữ. Người lao động nước ngoài có thể bổ sung thêm nội dung khám, ví dụ như tầm soát ung thư cho phụ nữ, khi khám sức khỏe tổng quát không?
- 3.23 Khám sức khỏe định kỳ có mất phí không?
- 3.24 Bạn tôi đã nghỉ việc và trở thành một người lao động không có giấy tờ. Vậy bạn tôi có được nhận bảo hiểm y tế nào không?
- 3.25 Người lao động bất hợp pháp sẽ bị phạt như thế nào nếu bị bắt?
- Bị quấy rối, bắt nạt và đối xử bất công tại nơi làm việc
- 3.26 Tôi làm giúp việc gia đình. Khi tôi đang làm việc, con trai người chủ thuê tôi thường cố tình chạm vào mông và hẹn tôi đi chơi sau giờ làm việc. Vậy đây có phải là quấy rối tình dục không? Tôi nên làm gì nếu bị quấy rối tình dục?
- 3.27 Tôi nên làm gì nếu bị cưỡng hiếp?
- 3.28 Tôi thường bị quản lý đấm, đá nếu tôi làm sai. Đây có phải là điều bình thường tại Đài Loan(Trung Quốc) không?
- 3.29 Tôi thường bị quản lý nhà máy mắng là kẻ vô dụng và nên bị đưa về Việt Nam. Mỗi lần bị mắng, tôi rất chán nản. Tình trạng này có phổ biến ở Đài Loan(Trung Quốc) không?
-
CHƯƠNG 4: BỆNH TRUYỀN NHIỄM
- 4.1 Tôi là người lao động làm việc tại nhà máy sản xuất và được sắp xếp sống trong ký túc xá của nhà máy. Tôi đã bị muỗi đốt nhiều lần, bây giờ bị sốt, nhức đầu và nổi mẩn đỏ khắp người. Bác sĩ có thể chẩn đoán tôi mắc bệnh gì?
- 4.2 Mùa nào dễ bị muỗi đốt nhất?
- 4.3 Tôi nghe nói bệnh sốt xuất huyết rất phổ biến tại Đài Loan(Trung Quốc). Tôi có thể thực hiện những biện pháp y tế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết?
- 4.4 Tôi đang bị ho kéo dài. Bác sĩ có thể chẩn đoán tôi mắc bệnh gì? 64
- 4.5 Tôi được chẩn đoán (hoặc nghi ngờ) mắc bệnh lao. Tôi nên làm gì?
- 4.6 Tôi có cần tiêm phòng trước khi đi làm việc tại Đài Loan(Trung Quốc) không?
- 4.7 Tôi nghe nói tại Đài Loan(Trung Quốc) và các nước châu Á khác, bệnh cúm có khả năng lây lan cao, khiến nhiều người mắc bệnh cúm. Tôi nên làm gì?
-
CHƯƠNG 5: SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ TÌNH DỤC
- Sức khỏe tình dục
- 5.1 Tôi cảm thấy đau khi đi tiểu. Tôi nên làm gì?
- 5.2 Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục như thế nào?
- 5.3 Ai có thể mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục? Tôi có thể tìm nơi điều trị không để lộ danh tính ở đâu?
- 5.4 Sức khỏe sinh sản
- 5.4 Tôi không muốn có thai khi làm việc tại Đài Loan(Trung Quốc). Tôi nên dùng biện pháp tránh thai nào cho phù hợp?
- 5.5 Tôi đã chậm kinh và có thể đã có thai. Tôi lo lắng người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng vì tôi mang thai. Tôi nên làm gì?
- 5.6 Nếu tôi không muốn sinh con thì nên làm thế nào?
- 5.7 Tôi có thể sinh con khi làm việc tại Đài Loan(Trung Quốc) không? Tôi có thể ở lại Đài Loan(Trung Quốc) trong thời gian nghỉ thai sản không? Tôi có bao nhiêu ngày nghỉ có lương khi sinh con?
- 5.8 Tôi cần bổ sung gì thêm trong thời gian mang thai?
- 5.9 Khám sức khỏe thai kỳ gồm những nội dung gì và vào thời gian nào?
- 5.10 Chi phí sinh con tại Đài Loan(Trung Quốc) là bao nhiêu?
- 5.11 Bạn tôi không phải là lao động có giấy tờ tại Đài Loan(Trung Quốc). Vậy cô ấy có được điều trị khi mang thai tại Đài Loan(Trung Quốc) không?
- 5.12 Bạn tôi nói rằng tôi cần tiêm vắc xin ngừa virus u nhú ở người (HPV) để ngăn ngừa ung thư. Giá một mũi là bao nhiêu? Tôi có thể tiêm bao nhiêu mũi? Có được Chương trình Bảo hiểm y tế toàn dân chi trả không?
-
CHƯƠNG 6: SỨC KHỎE TÂM THẦN/ TINH THẦN
- 6.1 Tôi thường cảm thấy căng thẳng và suy nghĩ quá nhiều. Đó có phải là triệu chứng của bệnh trầm cảm? Những dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm như thế nào?
- 6.2 Mấy ngày gần đây tôi không dậy nổi. Tôi cảm thấy chán nản và không muốn ăn. Mọi người nói có thể tôi đang bị trầm cảm. Tôi nên làm gì?
- 6.3 Mấy ngày gần đây tôi có ý định tự tử. Tôi muốn biến mất khỏi cuộc sống này. Tôi nên làm gì?
- 6.4 Đồng nghiệp của tôi nói, cô ấy luôn cảm thấy như mọi người đang cố làm tổn thương cô ấy. Tôi nên làm gì trong trường hợp này?
- 6.5 Tôi nên tham vấn ai khi có các triệu chứng tâm lý?
- 6.6 Tôi có thể tới những phòng khám, bệnh viện nào nếu có những dấu hiệu cảnh báo trên? Chi phí là bao nhiêu? Có được Bảo hiểm y tế toàn dân chi trả không?
- 6.7 Tôi thích uống rượu với đồng nghiệp người Việt Nam. Nhưng gần đây, sau khi uống say với bạn bè, tôi không thể thức dậy để đi làm. Tôi nên làm gì?
- 6.8 Ở Đài Loan(Trung Quốc) có được uống rượu không?
- 6.9 Luật pháp quy định về sử dụng ma túy tại Đài Loan(Trung Quốc) như thế nào? Nếu tôi sử dụng ma túy sẽ bị phạt như thế nào?
- 6.10 Đánh bạc có bất hợp pháp tại Đài Loan(Trung Quốc) không? Nếu tôi đánh bạc sẽ chịu hậu quả gì?
-
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU BỔ SUNG
- Câu hỏi 1: Tôi có người thân đang làm việc tại Đài Loan(Trung Quốc) và bị tử vong trong quá trình làm việc. Tôi nên liên lạc với ai?
- Câu hỏi 2: Nếu tôi có người thân là lao động di cư tại Đài Loan(Trung Quốc) và không may bị tử vong, tôi cần biết những gì?
- Câu hỏi 3: Tôi có người thân đang làm việc tại Đài Loan(Trung Quốc). Tôi muốn biết Văn phòng Kinh tế Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc có thể hỗ trợ gì nếu người thân của tôi qua đời khi đang làm việc tại Đài Loan(Trung Quốc)?
Để biết thêm chi tiết, vui lòng gọi 02-33936779 (Trung tâm sức khỏe tâm thần cộng đồng thành phố Đài Bắc) để được tư vấn (Tiếng Trung)

A.NHỮNG DẤU HIỆU ĐÁNG LO NGẠI CỦA BỆNH TÂM THẦN/ TINH THẦN

6.1 Tôi thường cảm thấy căng thẳng và suy nghĩ quá nhiều. Đó có phải là triệu chứng của bệnh trầm cảm? Những dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm là gì?
Đó có thể là những triệu chứng của bệnh trầm cảm. -Bạn có thể có dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm khi xuất hiện 5 trong số các triệu chứng sau đây khi lặp đi lặp lại trên 02 tuần:



6.2 Mấy ngày gần đây tôi không dậy nổi. Tôi cảm thấy chán nản và không muốn ăn. Mọi người nói có thể tôi đang bị trầm cảm. Tôi nên làm gì?
Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 02 tuần, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu nghi ngờ mình bị trầm cảm, bạn có thể thử những cách sau để cải thiện triệu chứng của mình:
a. Duy trì thói quen sinh hoạt đều đặn hàng ngày (ngủ và dậy đúng giờ, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, ăn đúng và đủ bữa), tích cực tham gia các hoạt động giải trí (xem phim, xem ca nhạc, hay dã ngoại cùng bạn bè, người thân).
b. Chia mọi việc thành từng mục nhỏ, đặt thứ tự ưu tiên và cố gắng hoàn thành.
c. Nên bắt đầu từ những việc nhỏ mà bạn có thể làm và hoàn thành tốt nhất.
d. Sống chậm lại, ít phiền não, không suy nghĩ tiêu cực, trò chuyện với người thân, bạn bè nhiều hơn, tích cực trong suy nghĩ của chính bản thân mình rồi mọi việc sẽ tốt đẹp hơn.
e. Đừng chấp nhận suy nghĩ tiêu cực hoặc suy nghĩ quá nhiều về lời phán xét tiêu cực của người khác đối với bản thân mình.
f. Tham gia các nhóm hỗ trợ có liên quan để tìm kiếm sự giúp đỡ (nhóm người Việt tại Đài Loan(Trung Quốc), Hiệp hội người di cư tại Đài Loan(Trung Quốc), v.v.).
g. Sau khi thực hiện tất cả các biện pháp nêu trên trong 02 tuần mà các triệu chứng của bạn vẫn còn thì hãy liên hệ ngay với các bác sĩ/nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần tại Đài Loan(Trung Quốc) để thảo luận về triệu chứng, tình trạng bệnh cụ thể của bạn để có phương án can thiệp kịp thời.
Nếu bạn đã thử các phương pháp trên mà tình trạng không cải thiện, bạn cần đến phòng khám hoặc bệnh viện để được bác sĩ tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa kiểm tra tình trạng của bạn.
Hoặc bạn có thể quét mã QR bên dưới và thử khảo sát tình trạng trầm cảm của bản thân. Tuy nhiên, chỉ có chuyên gia sức khỏe tâm thần mới có thể chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn.
Mã QR của bộ câu hỏi đánh giá stress, lo âu và trầm cảm

Bộ câu hỏi đánh giá trầm cảm:
https://bookingcare.vn/bai-test/bai-test-danh-gia-lo-au--tram-cam--stress-dass-21-i3

6.3 Mấy ngày gần đây tôi có ý định tự tử. Tôi muốn biến mất khỏi cuộc sống này. Tôi nên làm gì?
Nếu có suy nghĩ, ý định hoặc có dấu hiệu muốn tự tử, bạn cần nhanh chóng đi khám để tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn. Phối hợp với chuyên gia sức khỏe tâm thần là cách tốt nhất để kiểm soát suy nghĩ muốn tự tử. Bác sĩ trị liệu có thể hướng dẫn, tìm nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị, đồng thờigiúp bạn xây dựng kế hoạch an toàn.

Đường dây nóng tư vấn sức khỏe tâm thần tại Đài Loan(Trung Quốc) và Việt Nam
Tên tổ chức |
Số điện thoại |
Mã QR |
---|---|---|
Tại Đài Loan(Trung Quốc) |
||
Trung tâm Sức khỏe tâm thần cộng đồng thành phố Đài Bắc |
![]() 02-33936779 |
Sức khỏe tâm thần, chăm sóc và phòng ngừa khoa tâm thần, phòng ngừa tự tử, dịch vụ sức khỏe tâm thần cộng đồng |
Đường dây nóng an toàn (Bộ Y tế và Phúc lợi) |
![]() 1925(hoạt động 24 giờ) |
Chủ yếu cung cấp các dịch vụ liên quan đến phòng ngừa tự tử và điều trị: tư vấn tâm lý và phòng ngừa tức thời |
![]() |
||
Đường dây cứu trợ |
![]() 1995 (hoạt động24 giờ) hoặc ![]() Email: lifelroc@ gmail.com ![]() |
Quan tâm đến ý nghĩ tự sát và khủng hoảng ![]() |
Tại Việt Nam |
||
Tổ chức Hagar Quốc tế (Tiếng Việt)= |
![]() Zalo (24/7) (+84) 943-111-967Đường dây nóng(+84)24-3728-2342 |
![]() |
Văn phòng dịch vụ một cửa – OSSO(Tiếng Việt)> |
![]() 1(+84)1800-599-967 ![]() osso@vwu.vn ![]() |
![]() |
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị Thành niên (CSAGA) |
![]() (+84)3333-5599(+84) 941-409-119 ![]() csaga@csa ga.org.vn ![]() |
![]() |
Healthy Mind (Tiếng Việt) |
![]() Email: hi@psy techlab.com Hi.healthymind@gmail.com ![]() |
![]() |

6.4 Đồng nghiệp của tôi nói, cô ấy luôn cảm thấy như mọi người đang cố làm tổn thương cô ấy. Tôi nên làm gì trong trường hợp này?
Nếu đồng nghiệp của bạn có các dấu hiệu của ảo tưởng hoặc cho rằng người khác đang muốn làm hại cô ấy, thì việc xử lý tình huống này bằng sự đồng cảm và quan tâm là điều hết sức quan trọng. Bạn có thể thực hiện một số bước sau đây:
Lắng nghe: Cho đồng nghiệp biết rằng bạn lắng nghe và coi trọng cảm nhận của cô ấy. Tránh phớt lờ hoặc xem nhẹ trải nghiệm của cô ấy.
Thể hiện sự đồng cảm: Thể hiện sự thấu hiểu và đồng cảm với tâm trạng của cô ấy. Cho cô ấy biết rằng bạn quan tâm đến sức khỏe của cô ấy và muốn hỗ trợ cô ấy.
Đề nghị hỗ trợ chuyên môn: Khuyến khích đồng nghiệp của bạn tìm kiếm sự trợ giúp chuyên môn từ chuyên gia sức khỏe tâm thần. Chủ động giúp cô ấy tìm nguồnlực hoặc cung cấp thông tin về các dịch vụ sức khỏe tâm thần hiện có.
Thông báo cho người giám sát hoặc bộ phận nhân sự: Nếu bạn cho rằng sức khỏe của đồng nghiệp hoặc những người khác có thể gặp rủi ro, bạn nên thông báo cho người giám sát hoặc bộ phận nhân sự của tổ chức. Họ có thể cung cấp thêm hướng dẫn và hỗ trợ.


6.5 Tôi nên tham vấn ai khi có các triệu chứng tâm lý?
Khi bạn hoặc những người quen của bạn gặp các triệu chứng của bệnh tâm thần, bạn nên tham vấn chuyên gia sức khỏe tâm lý. Sau đây là mộtsố gợi ý cho bạn:

Danh sách một số chuyên gia sức khỏe tâm lý
Bác sĩ chuyên khoa tâm thần |
Bác sĩ chuyên khoa tâm thần có thể chẩn đoán, kê đơn thuốc và điều trị toàn diện. |
Chuyên gia tâm lý |
Các chuyên gia chuyên đánh giá, điều trị và tư vấn tâm lý. Họ có thể giúp bạn xác định và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn gây ra các triệu chứng của bạn. |
Nhà trị liệu /Tư vấn viên |
Các chuyên gia được đào tạo cung cấp liệu pháp trò chuyện và tư vấn, giúp quản lý và vượt qua những thách thức về sức khỏe tâm thần. |
Bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ gia đình |
Họ có thể đánh giá các triệu chứng của bạn, đưa ra đánh giá ban đầu và giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa nếu cần |

6.6 Tôi có thể tới những phòng khám, bệnh viện nào nếu có những dấu hiệu cảnh báo trên? Chi phí là bao nhiêu? Có được Bảo hiểm y tế toàn dân chi trả không?
Dưới đây là một số bệnh viện có thể giúp đỡ người lao động nước ngoài. Chi phí được Bảo hiểm y tế toàn dân chi trả toàn bộ. Bạn chỉ phải trả phần mà người lao động phải trả.
Thông tin liên hệ bệnh viện tâm thần (Tiếng Trung)
Tên bệnh viện |
Điện thoại/E-mail |
Địa chỉ |
Mã QR |
---|---|---|---|
Bệnh viện tâm thần Khải Hoàn thành phố Cao Hùng |
![]() 886-7-751-3171máy nhánh 2203 ![]() ksphmi al@ksph.gov.tw ![]() ksphmi al@ksph.gov.tw |
Số 130 đường Khải Nguyên 2 quận Linh Nhã thành phố Cao Hùng 802211 |
![]() |
Viện điều dưỡng Đào Viên Bộ Y tế và Phúc lợi |
![]() (03)369-8553#9 |
Số 71 đường Long Thủ quận Đào Viên thành phố Đào Viên 33058 |
![]() |
Bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Đài Bắc Cơ sở Ngọc Lý |
![]() 03)888-3141#3134;(03)8882267 ![]() itd@vhyl.gov.tw 03)888-3141#3134;(03)8882267 ![]() itd@vhyl.gov.tw |
Số 91 đường Tân Hưng thị trấn Ngọc Lý huyện Hoa Liên 98142 |
![]() |
Bệnh viện đa khoa Tam Quân phân viện Bắc Đầu |
![]() +886-2-2895-9808 |
Số 60 đường Tân Dân quận Bắc Đầu thành phố Đài Bắc |
![]() |
Bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Cao Hùng |
![]() 886-7-342-2121 |
Số 386 đường Trung Nhất quận Tả Dinh thành phố Cao Hùng |
![]() |
Bệnh viện kỷ niệm Trung Hoà Đại học Y Cao Hùng |
![]() +886-7-3121101 |
Số 100 đường Từ Hữu 1 quận Tam Dân thành phố Cao Hùng, Đài Loan(Trung Quốc) |
![]() |


6.7 Tôi thích uống rượu với đồng nghiệp người Việt Nam. Nhưng gần đây, sau khi uống say với bạn bè, tôi không thể thức dậy để đi làm. Tôi nên làm gì?
Việc nhận biết chứng nghiện rượu, ma túy hoặc cờ bạc có thể khó khăn, nhưng có một số dấu hiệu thường thấy cần chú ý:
1. Mất kiểm soát: Nếu bạn liên tục tham gia vào một hoạt động bất chấp hậu quả tiêu cực, có khả năng bạn đã mắc nghiện.
2. Sao nhãng trách nhiệm: Khi rượu, ma túy hoặc cờ bạc được ưu tiên hơn các nghĩa vụ cá nhân, nghề nghiệp hoặc xã hội của bạn, có thể cho thấy bạn đã mắc nghiện.
3. Ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ: Nếu mối quan hệ của bạn với mọi người xấu đi do sử dụng ma túy hoặc cờ bạc, chẳng hạn xung đột, xa lánh hoặc cô lập nhiều hơn, có thể cho thấy bạn đã mắc nghiện.
4. Mất hứng thú với các hoạt động khác: Nếu bạn không còn hứng thú với bất cứ điều gì mà bạn quan tâm trước đây, mất tập trung vì một hoạt động nào đó, đó có thể là một chứng nghiện.

Danh sách cơ sở cai nghiện rượu và ma túy
Tên bệnh viện |
Điện thoại/E-mail |
Nội dung |
Địa chỉ |
---|---|---|---|
Bộ Tư pháp (đường dây trợ giúp cai nghiện) |
![]() 0800-770885 |
Tư vấn qua điện thoại, hướng dẫn tâm lý, can thiệp khủng hoảng, hỗ trợ gia đình |
Số 42 đường Cử Quang, quận Tân Điếm, thành phố Đài Bắc, 231069,Đài Loan(Trung Quốc) |
Bệnh viện tâm thần Khải Hoàn thành phố Cao Hùng (Khoa Phòng chống và điều trị nghiện) |
![]() 886-7-751-3171 |
Cung cấp dịch vụ cai nghiện và điều trị nghiện |
Số 130 đườngKhải Nguyên 2, quận Linh Nhã, thành phố Cao Hùng 80276, Đài Loan(Trung Quốc) |
Trung tâm Phòng chống lạm dụng ma túy thành phố Đài Bắc |
![]() 1999+886-2-2720-8889 |
Chương trình cai nghiện ma túy, phục hồi tâm lý, tư vấn theo dõi và các dịch vụ khác dành cho người nghiện ma túy. |
Số 1, đường Tòa thị chính, quận Tín Nghĩa, thành phố Đài Bắc 11008, Đài Loan(Trung Quốc) |
Bệnh viện Hồng Y Tiến |
![]() (02) 22193391 |
Cai nghiện, điều trị nghiện ma tuý |
Số 362, đường Trung Chính, quận Tân Điếm, thành phố Tân Bắc |
Bệnh viện đa khoa Sijhih Cathay |
![]() (02) 26482121 |
Cai nghiện, điều trị nghiện ma tuý |
Số 2, ngõ 59, đường Kiến Thành, quận Tịch Chỉ, thành phố Tân Bắc |
Bệnh viện và Nhà điều dưỡngLo-Sheng, Bộ Y tế và Phúc lợi |
![]() (02) 82006600 |
Cai nghiện, điều trị nghiện ma tuý |
Số 794 đường Trung Chính, quận Tân Trang, thành phố Tân Bắc |
Bệnh viện Đài Bắc, Bộ Y tế và Phúc lợi |
![]() (02) 22765566 |
Cai nghiện, điều trị nghiện ma tuý |
Số 127 đường Tây An, quận Tân Trang, thành phố Tân Bắc |
Bệnh viện thành phố Tân Bắc |
![]() (02) 29829111 |
Cai nghiện, điều trị nghiện ma tuý |
Cơ sở Tam Trọng: Số 2 đường Trung Sơn, quận Tam Trọng, thành phố Tân Bắc |
![]() (02) 22575151 |
Cai nghiện, điều trị nghiện ma tuý |
Cơ sở Bản Kiều: Số 198 đường Yingshi, quận Bản Kiều, thành phố Tân Bắc |
|
Bệnh viện tưởng niệm Viễn Đông Tiếng Trung |
![]() (02) 89667000 |
Cai nghiện, điều trị nghiện ma tuý |
Số 21, khu 2, đường Nanya S, quận Bản Kiều, thành phố Tân Bắc |
Bệnh viện Diên Cát Đài Bắc, Viện điều dưỡng Diên Cát, Cơ sở Tân Trang |
![]() (02) 22015222 |
Cai nghiện, điều trị nghiện ma tuý |
Số 27, ngõ 100, đường Quỳnh Lâm, quận Tân Trang, thành phố Tân Bắc |
Bệnh viện kỷ niệm Mac Kay Đạm Thủy |
![]() (02) 28094661 |
Cai nghiện, điều trị nghiện ma tuý |
Số 45 đường Minsheng, quận Đạm Thủy, thành phố Tân Bắc |
Trung tâm điều trị tâm thần, Bộ Y tế và Phúc lợi |
![]() (02) 26101660 |
Cai nghiện, điều trị nghiện ma tuý |
Số 33 đường Huafushan, quận Bát Lý, thành phố Tân Bắc |
Trung tâm điều trị tâm thần, Bộ Y tế và Phúc lợi, Cơ sở Thổ Thành |
![]() (02) 22745250 |
Cai nghiện, điều trị nghiện ma tuý |
Số 6 đường Qingyun, quận Thổ Thành, thành phố Tân Bắc |
Bệnh viện En Chu Kong |
![]() (02) 26209199 |
Cai nghiện, điều trị nghiện ma tuý |
Số 1- 2 đường Yanxipujiao, làng Trung Liêu, quận Đạm Thủy, thành phố Tân Bắc |
Bệnh viện tâm thần Thường Xuân |
![]() (02) 86260561 |
Cai nghiện, điều trị nghiện ma tuý |
Số 1- 5 đường Fenjihu, làng Shuxing, quận Đạm Thủy, thành phố Tân Bắc |
Bệnh việnShuang-Ho của Đại học Y Đài Bắc |
![]() (02) 22490088 |
Cai nghiện, điều trị nghiện ma tuý |
Số 291 đường Trung Chính, quận Trung Hòa, thành phố Tân Bắc |
Bệnh viện Từ Tế Đài Bắc |
![]() (02) 66289779 |
Cai nghiện, điều trị nghiện ma tuý |
Số 289, đường Kiến Quốc, quận Tân Điếm, thành phố Tân Bắc |

6.8 Ở Đài Loan(Trung Quốc) có được uống rượu không?
Uống đồ uống có cồn là hợp pháp tại Đài Loan(Trung Quốc). Tuy nhiên, lái xe khi say rượu là vi phạm Luật Hình sự tại Đài Loan(Trung Quốc).
Theo Luật Hình sự sửa đổi, nếu nồng độ cồn vượt quá 0,15 mg/lít khi kiểm tra bằng máy phân tích hơi thở, hoặc vượt quá 0,03 % khi kiểm tra nồng độ cồn trong máu, thì bị phạt từ 15.000 - 90.000 Đài tệ.


6.9 Luật pháp quy định về sử dụng ma túy tại Đài Loan(Trung Quốc) như thế nào? Nếu tôi sử dụng ma túy sẽ bị phạt thế nào?
Việc sử dụng hoặc buôn bán ma túy tại Đài Loan(Trung Quốc) là bất hợp pháp. Theo “Quy định về phòng chống và kiểm soát tác hại của ma túy”, ma túy được chia thành 04 cấp độ tùy theo mức độ gây nghiện, lạm dụng và gây hại cho xã hội. Mỗi cấp độ có trách nhiệm hình sự và phương pháp xử lý khác nhau. Nếu bạn sử dụng ma túy vi phạm pháp luật, bạn sẽ bị phạt từ 06 tháng đến 05 năm tù, hoặc phạt tiền từ 10.000 - 50.000 Đài tệ, tùy thuộc vào loại ma tuý bạn sử dụng. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng tham khảo tại trang web
https://law.moj.gov.tw/LawClass/LawAll.aspx?pcode=C0000008.


6.10 Đánh bạc có bất hợp pháp tại Đài Loan(Trung Quốc) không? Nếu tôi đánh bạc vi phạm pháp luật sẽ chịu hậu quả là gì?
Điều 266 Bộ Luật Hình sự quy định, người đánh bạc ở nơi công cộng sẽ bị phạt tối đa 50.000 Đài tệ. Đối với hoạt động cờ bạc được thực hiện thông qua thiết bị viễn thông, thông tin liên lạc điện tử, Internet hoặc các phương tiện tương tự khác, luật cũng áp dụng hình phạt tương tự