Chương 5:
Sức khỏe sinh sản và tình dục

-
CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG Y TẾ VÀ HỆ THỐNG KHÁM, CHỮA BỆNH TẠI ĐÀI LOAN(TRUNG QUỐC)
- 1.1 Khi bị ốm, tôi có thể đi khám ở đâu và cần mang theo những giấy tờ gì?
- 1.2 Khi bị đau lưng, tôi nên đến cơ sở y tế loại nào trước?
- 1.3 Nếu bị đau lưng, tôi nên đến khoa nào của bệnh viện địa phương?
- 1.4 Tôi nói tiếng Trung không tốt, tôi muốn đi khám bệnh thì liên hệ tới đâu để được giúp đỡ?
- 1.5 Làm thế nào để được khám và điều trị tại cơ sở y tế?
- 1.5 Tôi bị đau lưng, bác sĩ nói nên phẫu thuật để điều trị. Làm thế nào để tôi được chuyển lên bệnh viện tuyến trên?
- 1.6 Tôi có thể mua thuốc ở đâu?
- 1.7 Ở Việt Nam, tôi có sử dụng một số loại thuốc để giảm đau đầu. Tôi có thể mang thuốc từ Việt Nam sang Đài Loan(Trung Quốc) được không?
-
CHƯƠNG 2: Bảo hiểm
- 2.1 Bảo hiểm y tế toàn dân tại Đài Loan(Trung Quốc) là gì?
- 2.2 Tôi đang làm việc tại một nhà máy sản xuất ở Đài Loan(Trung Quốc). Làm thế nào để người lao động nước ngoài đủ điều kiện nhận Bảo hiểm y tế toàn dân?
- 2.3 ạn của tôi là người lao động nước ngoài không có giấy tờ. Bảo hiểm y tế toàn dân có áp dụng cho những lao động nước ngoài không có giấy tờ không?
- 2.4 Tôi tên là Hoa. Tôi làm giúp việc gia đình. Tôi có đủ điều kiện nhận Bảo hiểm y tế toàn dân không?
- 2.5 Khi nào người lao động nước ngoài nhận được thẻ IC Bảo hiểm y tế toàn dân?
- 2.6 Chi phí Bảo hiểm y tế toàn dân là bao nhiêu? Ai chi trả những chi phí nào?
- 2.7 Tôi bị đau dạ dày và có thể cần phải nhập viện. Bảo hiểm y tế toàn dân có áp dụng cho tất cả cơ sở y tế các cấp không?
- 2.8 Những dịch vụ y tế nào được Bảo hiểm y tế toàn dân chi trả?
- 2.9 Những dịch vụ y tế nào không được Bảo hiểm y tế toàn dân chi trả?
- 2.10 Tôi bị tai nạn giao thông, phải nằm viện 03 ngày. Tôi phải trả bao nhiêu tiền khi đi khám và nằm viện?
- 2.11 Tôi nên làm gì nếu không có khả năng chi trả?
- 2.12 Tôi bị đau lưng, khả năng không thể tiếp tục làm việc được. Trong trường hợp tôi bị sa thải, Bảo hiểm y tế toàn dân có hỗ trợ chi trả chi phí chăm sóc sức khỏe nào không?
- 2.13 Nếu tôi có thắc mắc về Bảo hiểm y tế toàn dân, tôi nên hỏi ai tại Đài Loan(Trung Quốc)?
-
CHƯƠNG 3: Kiểm tra sức khỏe
- A.Các câu hỏi thường gặp về sức khỏe nghề nghiệp và quyền lợi của người lao động
- 3.1 Tôi đang làm việc tại một nhà máy sản xuất tại Đài Loan(Trung Quốc). Ngoài Bảo hiểm y tế toàn dân, tôi còn nhận được loại bảo hiểm nào khác không?
- 3.2 Tôi làm giúp việc gia đình. Người sử dụng lao động của tôi có mua Bảo hiểm lao động cho tôi không?
- 3.3 Bảo hiểm tai nạn lao động là gì?
- 3.4 Chúng tôi nhận được nhiều loại bảo hiểm. Sự khác biệt giữa Bảo hiểm lao động và Bảo hiểm tai nạn lao động là gì?
- 3.5 Tôi đang làm công việc nhân viên phúc lợi. Tôi có thể nộp đơn xin Bảo hiểm lao động và Bảo hiểm tai nạn lao động cùng lúc được không?
- 3.6 Tôi là ngư công, làm thế nào để tôi nhận được Bảo hiểm lao động hoặc Bảo hiểm tai nạn lao động từ người sử dụng lao động?
- 3.7 Ngoài Bảo hiểm y tế toàn dân, người sử dụng lao động còn mua cho tôi Bảo hiểm lao động. Nếu bị thương, tôi có cần trả phần chi phí mà người lao động phải trả không?
- 3.8 Tôi đang làm giúp việc gia đình và tôi có Bảo hiểm tai nạn lao động. Nếu tôi bị thương do làm việc, tôi có đủ điều kiện để được hỗ trợ chi trả phần chi phí mà người lao động phải trả không?
- 3.9 Làm thế nào để đăng ký nhận trợ cấp từ Bảo hiểm lao động/Bảo hiểm tai nạn lao động?
- 3.10 Bạn của tôi bị thương tại nơi làm việc, nhưng anh ấy không có Bảo hiểm lao động hay Bảo hiểm tai nạn lao động. Anh ấy nên làm thế nào?
- Quản lý sức khỏe và sức khỏe nghề nghiệp
- 3.11 Tôi có thể nghỉ làm nếu tôi bị bệnh hoặc bị thương không?
- 3.12 Người lao động xin nghỉ bệnh như thế nào?
- 3.13 Người lao động nước ngoài có thể nhận được bao nhiêu trợ cấp trong thời gian nghỉ bệnh?
- 3.14 Tôi có bị mất việc làm nếu tôi xin nghỉ phép vì ốm không?
- 3.15 Nếu tôi không thể làm công việc cũ do bị tai nạn lao động, công ty có thể giúp tôi tìm công việc mới ở bộ phận khác không?
- 3.16 Trong trường hợp tôi bị tai nạn hoặc thương tật, tôi không thể tiếp tục làm việc và phải quay về Việt Nam, công ty sẽ có trách nhiệm như thế nào?
- 3.17 Có bệnh viện hoặc phòng khám nào tại Đài Loan(Trung Quốc) chuyên về khám sức khỏe nghề nghiệp không?
- 3.18 Các yếu tố rủi ro nghề nghiệp là gì?
- Thông tin về khám sức khỏe định kỳ
- 3.19 Người lao động nước ngoài có nghĩa vụ phải khám sức khỏe. Vậy tôi cần thực hiện khám sức khỏe vào thời điểm nào?
- 3.20 Nội dung khám sức khỏe bao gồm những gì?
- 3.21 Khám sức khỏe tổng quát và khám sức khỏe đặc biệt bao gồm những nội dung khám nào? (cả nam giới và nữ giới)
- 3.22 Chúng tôi quan tâm đến các bệnh của phụ nữ. Người lao động nước ngoài có thể bổ sung thêm nội dung khám, ví dụ như tầm soát ung thư cho phụ nữ, khi khám sức khỏe tổng quát không?
- 3.23 Khám sức khỏe định kỳ có mất phí không?
- 3.24 Bạn tôi đã nghỉ việc và trở thành một người lao động không có giấy tờ. Vậy bạn tôi có được nhận bảo hiểm y tế nào không?
- 3.25 Người lao động bất hợp pháp sẽ bị phạt như thế nào nếu bị bắt?
- Bị quấy rối, bắt nạt và đối xử bất công tại nơi làm việc
- 3.26 Tôi làm giúp việc gia đình. Khi tôi đang làm việc, con trai người chủ thuê tôi thường cố tình chạm vào mông và hẹn tôi đi chơi sau giờ làm việc. Vậy đây có phải là quấy rối tình dục không? Tôi nên làm gì nếu bị quấy rối tình dục?
- 3.27 Tôi nên làm gì nếu bị cưỡng hiếp?
- 3.28 Tôi thường bị quản lý đấm, đá nếu tôi làm sai. Đây có phải là điều bình thường tại Đài Loan(Trung Quốc) không?
- 3.29 Tôi thường bị quản lý nhà máy mắng là kẻ vô dụng và nên bị đưa về Việt Nam. Mỗi lần bị mắng, tôi rất chán nản. Tình trạng này có phổ biến ở Đài Loan(Trung Quốc) không?
-
CHƯƠNG 4: BỆNH TRUYỀN NHIỄM
- 4.1 Tôi là người lao động làm việc tại nhà máy sản xuất và được sắp xếp sống trong ký túc xá của nhà máy. Tôi đã bị muỗi đốt nhiều lần, bây giờ bị sốt, nhức đầu và nổi mẩn đỏ khắp người. Bác sĩ có thể chẩn đoán tôi mắc bệnh gì?
- 4.2 Mùa nào dễ bị muỗi đốt nhất?
- 4.3 Tôi nghe nói bệnh sốt xuất huyết rất phổ biến tại Đài Loan(Trung Quốc). Tôi có thể thực hiện những biện pháp y tế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết?
- 4.4 Tôi đang bị ho kéo dài. Bác sĩ có thể chẩn đoán tôi mắc bệnh gì? 64
- 4.5 Tôi được chẩn đoán (hoặc nghi ngờ) mắc bệnh lao. Tôi nên làm gì?
- 4.6 Tôi có cần tiêm phòng trước khi đi làm việc tại Đài Loan(Trung Quốc) không?
- 4.7 Tôi nghe nói tại Đài Loan(Trung Quốc) và các nước châu Á khác, bệnh cúm có khả năng lây lan cao, khiến nhiều người mắc bệnh cúm. Tôi nên làm gì?
-
CHƯƠNG 5: SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ TÌNH DỤC
- Sức khỏe tình dục
- 5.1 Tôi cảm thấy đau khi đi tiểu. Tôi nên làm gì?
- 5.2 Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục như thế nào?
- 5.3 Ai có thể mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục? Tôi có thể tìm nơi điều trị không để lộ danh tính ở đâu?
- 5.4 Sức khỏe sinh sản
- 5.4 Tôi không muốn có thai khi làm việc tại Đài Loan(Trung Quốc). Tôi nên dùng biện pháp tránh thai nào cho phù hợp?
- 5.5 Tôi đã chậm kinh và có thể đã có thai. Tôi lo lắng người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng vì tôi mang thai. Tôi nên làm gì?
- 5.6 Nếu tôi không muốn sinh con thì nên làm thế nào?
- 5.7 Tôi có thể sinh con khi làm việc tại Đài Loan(Trung Quốc) không? Tôi có thể ở lại Đài Loan(Trung Quốc) trong thời gian nghỉ thai sản không? Tôi có bao nhiêu ngày nghỉ có lương khi sinh con?
- 5.8 Tôi cần bổ sung gì thêm trong thời gian mang thai?
- 5.9 Khám sức khỏe thai kỳ gồm những nội dung gì và vào thời gian nào?
- 5.10 Chi phí sinh con tại Đài Loan(Trung Quốc) là bao nhiêu?
- 5.11 Bạn tôi không phải là lao động có giấy tờ tại Đài Loan(Trung Quốc). Vậy cô ấy có được điều trị khi mang thai tại Đài Loan(Trung Quốc) không?
- 5.12 Bạn tôi nói rằng tôi cần tiêm vắc xin ngừa virus u nhú ở người (HPV) để ngăn ngừa ung thư. Giá một mũi là bao nhiêu? Tôi có thể tiêm bao nhiêu mũi? Có được Chương trình Bảo hiểm y tế toàn dân chi trả không?
-
CHƯƠNG 6: SỨC KHỎE TÂM THẦN/ TINH THẦN
- 6.1 Tôi thường cảm thấy căng thẳng và suy nghĩ quá nhiều. Đó có phải là triệu chứng của bệnh trầm cảm? Những dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm như thế nào?
- 6.2 Mấy ngày gần đây tôi không dậy nổi. Tôi cảm thấy chán nản và không muốn ăn. Mọi người nói có thể tôi đang bị trầm cảm. Tôi nên làm gì?
- 6.3 Mấy ngày gần đây tôi có ý định tự tử. Tôi muốn biến mất khỏi cuộc sống này. Tôi nên làm gì?
- 6.4 Đồng nghiệp của tôi nói, cô ấy luôn cảm thấy như mọi người đang cố làm tổn thương cô ấy. Tôi nên làm gì trong trường hợp này?
- 6.5 Tôi nên tham vấn ai khi có các triệu chứng tâm lý?
- 6.6 Tôi có thể tới những phòng khám, bệnh viện nào nếu có những dấu hiệu cảnh báo trên? Chi phí là bao nhiêu? Có được Bảo hiểm y tế toàn dân chi trả không?
- 6.7 Tôi thích uống rượu với đồng nghiệp người Việt Nam. Nhưng gần đây, sau khi uống say với bạn bè, tôi không thể thức dậy để đi làm. Tôi nên làm gì?
- 6.8 Ở Đài Loan(Trung Quốc) có được uống rượu không?
- 6.9 Luật pháp quy định về sử dụng ma túy tại Đài Loan(Trung Quốc) như thế nào? Nếu tôi sử dụng ma túy sẽ bị phạt như thế nào?
- 6.10 Đánh bạc có bất hợp pháp tại Đài Loan(Trung Quốc) không? Nếu tôi đánh bạc sẽ chịu hậu quả gì?
-
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU BỔ SUNG
- Câu hỏi 1: Tôi có người thân đang làm việc tại Đài Loan(Trung Quốc) và bị tử vong trong quá trình làm việc. Tôi nên liên lạc với ai?
- Câu hỏi 2: Nếu tôi có người thân là lao động di cư tại Đài Loan(Trung Quốc) và không may bị tử vong, tôi cần biết những gì?
- Câu hỏi 3: Tôi có người thân đang làm việc tại Đài Loan(Trung Quốc). Tôi muốn biết Văn phòng Kinh tế Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc có thể hỗ trợ gì nếu người thân của tôi qua đời khi đang làm việc tại Đài Loan(Trung Quốc)?
A. SỨC KHỎE TÌNH DỤC
5.1 Tôi cảm thấy đau khi đi tiểu. Tôi nên làm gì?
Đau khi đi tiểu là cảm giác nóng rát, có thể liên quan đến viêm đường tiết niệu dưới hoặc sỏi đường tiết niệu. Hãy kiểm tra màu nước tiểu, xem nước tiểu có mủ hoặc máu không, cơ thể có mắc các triệu chứng như sốt, ớn lạnh hoặc mệt mỏi không. Tránh tự ý dùng thuốc. Nên lập tức tham khảo ý kiến của bác sĩ tiết niệu để được chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.


5.2 Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục như thế nào?
Để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục, cần thực hiện các biện pháp an toàn và phòng ngừa cụ thể. Dưới đây là một số biện pháp để phòng tránh:
Sử dụng biện pháp bảo vệ: Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là cách phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục hiệu quả nhất. Tuy nhiên dùng bao cao su chỉ hiệu quả khi dùng đúng (có hướng dẫn kỹ ở vỏ bao hoặc tìm đọc các tài liệu).
Vào đường link này để xem hướng dẫn sử dụng bao cao su: https://tamanhhospital.vn/cach-deo-bao-cao-su-dung-cho-nam/
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Đặc biệt quan trọng đối với những người có nhiều bạn tình hoặc đang bắt đầu một mối quan hệ tình dục mới

Hạn chế số lượng bạn tình: Giảm số lượng bạn tình có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục.
Tiêm chủng phòng ngừa: Các loại vắc xin phòng ngừa hiện có, như vắc xin ngừa HPV và vắc xin viêm gan B, có thể giúp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Duy trì vệ sinh tình dục cá nhân: Tắm rửa thường xuyên, vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh vùng kín và lau khô kỹ.
Cần lưu ý rằng việc thực hiện các biện pháp này không đảm bảo an toàn 100%. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bạn nên tìm tư vấn và điều trị y tế.


5.3 Ai có thể mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục? Tôi có thể tìm nơi điều trị không để lộ danh tính ở đâu?
Bất kỳ ai có quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (bao gồm cả bệnh lậu, giang mai và HIV/AIDS). Nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn tăng cao hơn với người quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình, không tiêm chủng đầy đủ và dùng chung bơm kim tiêm. Ngoài ra, mỗi cá nhân sẽ gặp rủi ro nếu bạn tình của họ biểu hiện có những hành vi này.
Tại Đài Loan(Trung Quốc), bạn có thể đến hầu hết các phòng khám địa phương hoặc khoa truyền nhiễm của bệnh viện địa phương để xét nghiệm và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục. Các dịch vụ này đều không để lộ danh tính. Các đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe không được phép cung cấp thông tin riêng tư của bệnh nhân cho bất kỳ ai.


B.SỨC KHỎE SINH SẢN

5.4 Tôi không muốn có thai khi làm việc tại Đài Loan(Trung Quốc). Tôi nên dùng biện pháp tránh thai nào cho phù hợp?
Các biện pháp tránh thai khác nhau sẽ có hiệu quả, tần suất và khả năng bảo vệ bệnh lây qua đường tình dục khác nhau. Ví dụ, trong trường hợp hoạt động tình dục không thường xuyên, bạn hoặc bạn tình của bạn có tiền sử tình dục phức tạp, bao cao su là lựa chọn hàng đầu vì biện pháp này tương đối hiệu quả trong việc ngừa thai và có khả năng bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Dưới đây là bảng tóm tắt hiệu quả của các phương pháp tránh thai khác nhau. Lưu ý Bảo hiểm y tế toàn dân không chi trả chi phí cho các biện pháp tránh thai.



5.5 Tôi đã chậm kinh và có thể đã có thai. Tôi lo lắng người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng vì tôi mang thai. Tôi nên làm gì?
Theo Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động của Đài Loan(Trung Quốc), người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng do người lao động mang thai.


Đường dây nóng
Nếu người sử dụng lao động có ý định buộc người lao động nước ngoài hồi hương, người lao động nước ngoài có thể khiếu nại với chính quyền địa phương. Bạn có thể gọi đến đường dây nóng miễn phí sau đây do Bộ Lao động cung cấp:
1955(Tiếng Việt
Hoặc 03-2522522 (Trung tâm dịch vụ tư vấn bà mẹ và trẻ em người nước ngoài)Giờ làm việc: dịch vụ 24 giờ

5.6 Nếu tôi không muốn sinh con thì nên làm thế nào?
Tại Đài Loan(Trung Quốc), luật cho phép phá thai khi mang thai dưới 24 tuần. Theo Luật Lao động, những người lao động đã phá thai cũng sẽ được hưởng 04 tuần nghỉ thai sản có lương. Nếu thực hiện phá thai khi trên 24 tuần là không an toàn cho thai phụ, và hầu hết các cơ sở y tế sẽ không thực hiện việc phá thai trừ khi thai nhi có dị tật bẩm sinh theo chỉ định của bác sĩ.


Đường dây nóng
Hãy gọi [Đường dây nóng bảo vệ phụ nữ và trẻ em 113] (miễn phí 24 giờ) Tiếng Việt (Nhấn phím 2).


5.7 Tôi có thể sinh con khi làm việc tại Đài Loan(Trung Quốc) không? Tôi có được ở lại Đài Loan(Trung Quốc) trong thời gian nghỉ thai sản không? Tôi có bao nhiêu ngày nghỉ có lương khi sinh con?
Có, bạn có thể sinh con tại Đài Loan(Trung Quốc).
Theo Điều 50 của Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động Đài Loan(Trung Quốc), lao động nữ mang thai được hưởng tổng cộng 8 tuần nghỉ thai sản theo luật định trước hoặc sau khi sinh con. Người lao động đã làm việc được 06 tháng thì được nghỉ 08 tuần thai sản và hưởng nguyên lương. Người lao động có thời gian làm việc dưới 06 tháng thì được nghỉ 08 tuần thai sản và hưởng một nửa lương. Nghỉ thai sản là quyền hợp pháp của lao động nữ và không thể coi là nghỉ không phép. Vì vậy, tiền lương không thuộc diện nghỉ phép sẽ không bị ảnh hưởng.
Ngoài thời gian nghỉ thai sản theo luật định, một số người sử dụng lao động có thể đưa ra chế độ nghỉ thai sản bổ sung có lương hoặc không lương theo chính sách của công ty hoặc thỏa ước lao động tập thể. Thời gian nghỉ phép thêm khác nhau tùy theo công ty. Bạn chỉ cần xin nghỉ phép với bộ phận nhân sự công ty.


Đường dây nóng
Nếu bạn cần dịch vụ tư vấn liên quan đến sinh con, bạn có thể liên hệ Trung tâm tư vấn bà mẹ trẻ em người nước ngoài:
03-2522522 (Tiếng Việt)


5.8 Tôi cần bổ sung gì thêm trong thời gian mang thai?
Theo UNIMMAP, phụ nữ mang thai nên bổ sung: vitamin A, D, E, axit folic, vitamin B1, B2 và B6. Ngoài ra, bổ sung canxi (1,5-2 gam mỗi ngày) ở những người có chế độ ăn uống ít canxi có thể ngăn ngừa tiền sản giật.
Chú ý: Phụ nữ mang thai nên sử dụng thuốc theo chỉ định của y, bác sĩ


5.9 Khám sức khỏe thai kỳ gồm những nội dung gì và vào thời gian nào?
Trong thời gian mang thai, Bảo hiểm y tế toàn dân cung cấp tổng cộng 14 lần khám sức khỏe trước khi sinh. Vui lòng tham khảo danh sách khám sức khỏe cho phụ nữ mang thai:
https://docs.google.com/document/d/1lcPIntuwheksF2Om56q7 z2rzFhkRfU8r/edit?usp=drive_web&ouid=102239811846711830 223&rtpof=true

5.10 Chi phí sinh con tại Đài Loan(Trung Quốc) là bao nhiêu?
Tổng chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như hình thức sinh nở và bất kỳ dịch vụ hoặc bệnh bội nhiễm nào. Trong hầu hết các trường hợp thông thường, phần chi phí người lao động phải trả là khoảng 20.000-50.000 Đài tệ (sinh thường) hoặc 100.000-150.000 Đài tệ (sinh mổ). Bảo hiểm y tế toàn dân sẽ chi trả phần chi phí còn lại.


5.11 Bạn tôi không phải là lao động có giấy tờ tại Đài Loan(Trung Quốc). Vậy cô ấy có được điều trị khi mang thai tại Đài Loan(Trung Quốc) không?
Có, bạn của bạn được hưởng chất lượng dịch vụ y tế tương tự như những dịch vụ mà người tham gia Bảo hiểm y tế toàn dân được nhận. Nhưng bạn của bạn sẽ phải tự chi trả toàn bộ chi phí y tế. Ngoài ra, trong hầu hết các trường hợp, các bệnh viện tại Đài Loan(Trung Quốc) sẽ không tiết lộ tình trạng cư trú của bệnh nhân cho bất kỳ ai.

Đường dây nóng
Hãy gọi [Đường dây nóng bảo vệ phụ nữ và trẻ em 113] (miễn phí 24 giờ)
Tiếng Việt (Nhấn phím 2) để được hỗ trợ.

5.12 Bạn tôi nói rằng, tôi cần tiêm vắc xin ngừa virus u nhú ở người (HPV) để ngăn ngừa ung thư. Giá một mũi là bao nhiêu? Tôi có thể tiêm bao nhiêu mũi? Có được Bảo hiểm y tế toàn dân chi trả không?
Virus u nhú ở người không chỉ liên quan đến ung thư cổ tử cung mà còn liên quan đến ung thư đầu và cổ. Khuyến nghị cả nam và nữ đều cần tiêm phòng. Chi phí cho mỗi mũi tiêm vắc xin HPV 9 chủng là khoảng 6.000 Đài tệ, bạn phải tự chi trả. Để đảm bảo khả năng bảo vệ tối ưu, nên tiêm tổng cộng hai/ba mũi trong khoảng thời gian 06 tháng.
