Chương 2:

Bảo hiểm

2.1 Bảo hiểm y tế là gì?

2.1 Bảo hiểm y tế toàn dân tại Đài Loan(Trung Quốc) là gì?

Bảo hiểm y tế toàn dân là bảo hiểm phúc lợi bắt buộc. Bảo hiểm này chi trả cho hầu hết các dịch vụ y tế tại Đài Loan(Trung Quốc). Năm 2003, Cục Y tế Quốc dân đã hoàn thành việc số hóa hồ sơ bệnh án quốc gia. Tất cả hồ sơ bệnh án được tích hợp vào chip trên thẻ IC, và được tải lên máy chủ đám mây mỗi khi khám bệnh.

2.2 Tôi đang làm việc tại một nhà máy sản xuất ở Đài Loan(Trung Quốc). Làm thế nào để người lao động nước ngoài đủ điều kiện nhận Bảo hiểm y tế toàn dân?

Chỉ cần bạn được cấp phép lao động tại Đài Loan(Trung Quốc), người sử dụng lao động của bạn có trách nhiệm đăng ký tham gia Bảo hiểm y tế toàn dân cho bạn trong vòng 03 ngày kể từ ngày bạn đến Đài Loan(Trung Quốc)(Trung Quốc)

2.3 Bạn của tôi là người lao động nước ngoài không có giấy tờ. Bảo hiểm y tế toàn dân có áp dụng cho những lao động nước ngoài không có giấy tờ không?

Nếu bạn là người lao động nước ngoài không có giấy tờ, thì bạn sẽ không được sử dụng Bảo hiểm y tế toàn dân.

2.4 Tôi tên là Hoa. Tôi làm giúp việc gia đình. Tôi có đủ điều kiện nhận Bảo hiểm y tế toàn dân không?

Có. Tất cả những người lao động nước ngoài có đủ giấy tờ đều được nhận Bảo hiểm y tế toàn dân.

2.5 Khi nào người lao động nước ngoài nhận được thẻ IC Bảo hiểm y tế toàn dân?

Thông thường, bạn sẽ nhận được thẻ IC Bảo hiểm y tế toàn dân từ người sử dụng lao động của mình trong vòng 03 tháng sau khi đến Đài Loan(Trung Quốc). Trước khi nhận thẻ IC, bạn vẫn được hưởng Bảo hiểm y tế toàn dân và được quyền sử dụng các dịch vụ y tế, nhưng phải thanh toán đầy đủ chi phí tại thời điểm sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, sau khi nhận được thẻ IC, bạn có thể nộp hồ sơ xin hoàn lại các khoản đã thanh toán.

2.6 Chi phí Bảo hiểm y tế toàn dân là bao nhiêu? Ai chi trả những chi phí nào?

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, người lao động sẽ phải trả khoảng 409 Đài tệ/tháng (được điều chỉnh tuỳ theo mức lương). Số tiền này sẽ được khấu trừ vào tiền lương và được người sử dụng lao động đóng cho Cục Bảo hiểm y tế toàn dân cùng với số tiền bảo hiểm mà người sử dụng laođộng phải đóng cho người lao động (khoảng 1.286 Đài tệ mỗi người/ tháng).

2.7 Tôi bị đau dạ dày và có thể cần phải nhập viện. Bảo hiểm y tế toàn dân có áp dụng cho tất cả cơ sở y tế các cấp không?

Có. Bạn có thể sử dụng Bảo hiểm y tế toàn dân khi đến khám tại bất kỳ cơ sở y tế nào thuộc tất cả các cấp (bệnh viện tuyến 1, tuyến 2 hoặc tuyến 3), nhưng không thể sử dụng Bảo hiểm y tế toàn dân khi mua thuốc không kê đơn tại hiệu thuốc.

2.8 Những dịch vụ y tế nào được Bảo hiểm y tế toàn dân gia chi trả?

Các dịch vụ y tế được Bảo hiểm y tế toàn dân chi trả bao gồm: điều trị ngoại trú, nội trú, y học cổ truyền, nha khoa, sinh con, phục hồi chức năng, chăm sóc tại nhà, phục hồi chức năng cho bệnh nhân mắc bệnh tâm thần mạn tính, v.v.
Phạm vi chi trả của Bảo hiểm y tế toàn dân bao gồm các dịch vụ: chẩn đoán và điều trị, khám, kiểm tra, tư vấn nội trú, phẫu thuật, gây mê, thuốc, vật liệu, điều trị, điều dưỡng và phòng bệnh có bảo hiểm, v.v. Người bệnh có thể tự do lựa chọn các bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc, cơ quan kiểm định y tế và các tổ chức cung cấp dịch vụ y tế được bảo hiểm khác để được nhận dịch vụ chăm sóc y tế phù hợp với bản thân.

2.9 Những dịch vụ y tế nào không được Bảo hiểm y tế toàn dân chi trả?

Bảo hiểm y tế toàn dân không chi trả cho các mục sau::
• Cai nghiện ma túy, phẫu thuật thẩm mỹ,
• Thuốc không kê đơn,
• Các dịch vụ được cung cấp bởi nhân viên y tế được chỉ định đặc biệt (theo yêu cầu của bệnh nhân).
• Yêu cầu truyền máu, trừ những tình huống cần thiết để điều trị chấn thương hoặc bệnh tật khẩn cấp.
• Chi phí ăn trong thời gian nằm viện, trừ phần chênh lệch giữa phí ống dẫn thức ăn, chai lọ và phí phòng bệnh (ví dụ: khi nâng cấp lên phòng VIP).
• Vận chuyển bệnh nhân, đăng ký và xác nhận hồ sơ.
• Răng giả, mắt giả, kính, máy trợ thính, xe lăn, nạng và các thiết bị điều trị bị động khác.

2.10 Tôi bị tai nạn giao thông, phải nằm viện 03 ngày. Tôi phải trả bao nhiêu tiền khi đi khám và nằm viện?

Nếu bạn bị tai nạn giao thông trên đường đi làm hoặc đi làm về , sẽ dựa theo trường hợp cụ thể để phán đoán xem tai nạn của bạn có được xem là một phần của tai nạn lao động hay không, để biết rõ bạn có thể gọi điện lên các cục lao động của địa phương nơi bạn làm việc để được tư vấn cụ thể hơn.

Tỷ lệ đồng thanh toán khi nhập viện cấp tính và mạn tính

Phòng điều trị

Phần chi phí người lao động phải trả

5%
10%
20%
30%

Cấp tính

--

30 ngày trở xuống

31-60 ngày

61 ngày trở lên

Mạn tính

30 ngày trở xuống

31-90 ngày

91-180 ngày

181 ngày trở lên

Ví dụ

Nhung bị tai nạn giao thông tại Đài Loan và phải nhập viện điều trị 3 ngày. Tổng chi phí điều trị là 7.200 Đài tệ.
Vì Nhung sử dụng phòng điều trị cấp tính trong giời gian dưới 30 ngày, phần người lao động phải trả là 10% nên Nhung phải trả 720 Đài tệ (7.200 Đài tệ X 10% = 720 Đài tệ) khi nhập viện, phần còn lại sẽ do Bảo hiểm y tế toàn dân chi trả.

2.11 Tôi nên làm gì nếu không có khả năng chi trả?

Phần chi phí mà người lao động phải trả trong hầu hết các trường hợp thường sẽ ở mức mà họ có thể chi trả được (ít hơn 1/20 mức lương tối thiểu hàng tháng) nếu người lao động đã tham gia Bảo hiểm y tế toàn dân.
Ngoài ra, nếu bạn làm việc tại Đài Loan(Trung Quốc), bạn có thể có Bảo hiểm lao động hoặc Bảo hiểm tai nạn lao động sẽ giúp bạn chi trả một phần chi phí.
Nếu bạn không tham gia bất kỳ chương trình bảo hiểm nào, bạn có thể liên hệ với các tổ chức phi chính phủ dưới đây để được hỗ trợ.

Danh sách thông tin liên hệ một số tổ chức phi chính phủ (tiếng Việt)

Tên gọi

Địa chỉ (sức chứa nơi lánh nạn)

Điện thoại

Nội dung

Mã QR

Trung tâm dịch vụ xã hội Thiên chúa giáo Tân Sự

Tầng 1, Số 24, Ngõ 183,Đoạn 1,đường Hòa Bình Đông,quận Đại An,thành phố Đài Bắc

02-23971933#151


• Tư vấn pháp luật về quyền lợi của người lao động.
• Cung cấp nơi lánh nạn cho người bị thương hoặc vô gia cư.
• Chi phí thuốc người lao động phải trả: Từ 120 - 200 Đài tệ.
• Phục hồi tâm lý.

Hiệp hội Dịch vụ Đại chúng Đào Viên

Tầng 4 (Văn phòng), Số 185, đoạn 2, đường Trung Hoa, quận Trung Lịch, thành phố Đào Viên (sức chứa 10 trẻ em nam/10 trẻ em nữ)

03-4555550

0933908994


• Cung cấp nơi lánh nạn cho người lao động bị thương hoặc vô gia cư.
• Chăm sóc trước khi sinh/sản phụ.
• Tư vấn pháp luật về quyền lợi của người lao động.
• Đấu tranh vì nữ quyền.

Trung tâm Dịch vụ Quốc tế Hải Tinh

Số 115,đường Kiến Quốc Tây, quận Diêm Trình, thành phố Cao Hùng (sức chứa trung bình 30-35 người)

07-5331840

07-5330239


• Cung cấp nơi lánh nạn cho người đi biển bị thương hoặc vô gia cư.
• Tư vấn pháp luật về quyền lợi của người đi biển.

2.12 Tôi bị đau lưng, khả năng không thể tiếp tục làm việc được. Trong trường hợp tôi bị sa thải, Bảo hiểm y tế toàn dân có hỗ trợ chi trả chi phí chăm sóc sức khỏe nào không?

1. Lao động chỉ có 60 chuyển chủ (được gia hạn tối đa thêm một lần 60 ngày theo quy định của Luật).

2. Trong thời gian người lao động chờ chuyển đổi chủ sử dụng lao động, trách nhiệm sắp xếp nơi ở vẫn thuộc về chủ sử dụng lao động cũ, và họ phải nộp phí ổn định việc làm cũng như phí bảo hiểm y tế.
Nếu trong thời gian chờ đợi, chủ sử dụng yêu cầu người lao động làm việc, họ cũng phải trả lương đầy đủ.
Nếu Bộ Lao động hủy giấy phép tuyển dụng của chủ sử dụng lao động, kể từ ngày giấy phép tuyển dụng bị hủy, chủ sử dụng lao động không còn phải nộp phí ổn định việc làm và phí bảo hiểm y tế cho người lao động, đồng thời không được yêu cầu người lao động làm việc.

3. Nếu bạn bị bệnh (ví dụ: đau lưng...) do tai nạn lao động, bạn có thể gọi đến cục lao động của địa phương nơi bạn làm việc để được tư vấn cụ thể hơn về quyền lợi của bạn.
Ngược lại, nếu bạn muốn ở lại Đài Loan (Trung Quốc) để điều trị bệnh, xin hãy liên hệ 1955 hoặc cục lao động địa phương để tư vấn về việc bạn có phù hợp theo quy định để được ở lại hay không.

Trong trường hợp khẩn cấp vui lòng liên hệ theo số điện thoại dưới đây.

Đường dây nóng

Người Việt Nam ở Đài Loan(Trung Quốc) cần phiên dịch và hỗ trợ khám sức khỏe có thể gọi tới đường dây nóng miễn phí sau:

0800665800 hoặc 1990

Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:

Sáng: 9:00 – 12:00

Chiều: 13:00 – 17:00

0800665800 或 1990

2.13 Nếu có thắc mắc về Bảo hiểm y tế toàn dân, tôi nên hỏi ai tại Đài Loan(Trung Quốc)?

Bạn vui lòng liên hệ với giám đốc nhân sự (HR) công ty hoặc đơn vị môi giới trước đó. Để biết thêm thông tin, bạn có thể truy cập trang web: https://www.nhi.gov.tw (tiếng Trung) hoặc https://eng.nhi.gov.tw/en/mp-2.html (tiếng Anh).

×

Tổ chức IOM có chính sách không dung thứ với lạm dụng và bóc lột tình dục

6 nguyên tắc cốt lõi
để ngăn chặn hành vi lạm dụng và bóc lột tình dục (BLTD) của nhân viên IOM và các đối tác triển khai tại Việt Nam

1

Không dung thứ

BLTD là hành vi sai trái nghiêm trọng và là cơ sở để chấm dứt việc làm.

2

Không quan hệ tình dục với trẻ em

Bất kỳ hoạt động tình dục nào với trẻ em (dưới 18 tuổi) đều bị nghiêm cấm, cho dù có được chấp thuận hay quy định về tuổi thành niên tại địa phương có cho phép hay không.

3

Không thuê hoặc hối lộ một người để quan hệ tình dục

Việc trao đổi tiền, việc làm, hàng hóa hoặc dịch vụ để được quan hệ tình dục đều bị cấm, bao gồm cả việc thuê và chào mời dịch vụ mại dâm.

4

Không quan hệ tình dục với người thụ hưởng

Bất kỳ mối quan hệ tình dục nào với người thụ hưởng liên quan đến việc sử dụng cấp bậc hoặc vị trí không phù hợp đều bị cấm.

5

Luôn báo cáo nếu có nghi ngờ về BLTD

Nhân viên hỗ trợ phát triển phải báo cáo bất kỳ mối quan ngại nào về BLTD của nhân viên IOM hoặc nhân viên của đối tác triển khai cho Đầu mối phòng chống BLTD của IOM, hoặc báo cáo và được bảo vệ khỏi hành vi trả đũa.

6

Xây dựng một môi trường không có BLTD

Tất cả những người làm công tác phát triển phải tạo và duy trì một môi trường không có BLTD và thúc đẩy Quy tắc Ứng xử của họ.

Mọi thông tin sai phạm, xin vui lòng liên hệ
Bà Nguyễn Phương Thúy, IOM tại Việt Nam
Địa chỉ email: phunguyen@iom.int

Logo
×

Đường dây nóng tại Đài Loan(Trung Quốc)

Danh sách các cơ quan, tổ chức bạn có thế liên hệ tư vấn tính đến ngày 1 tháng 3 năm 2024

Cơ quan
Đường dây nóng
Ghi chú
Ngôn ngữ
mã QR
Các tình huống chung
Các cơ quan thuộc chính quyền Đài Loan(Trung Quốc)
Đường dây nóng khẩn cấp

112

-chọn "0" chuyển tiếp đến Cục công an

-chọn "9" chuyển tiếp đến cứu hỏa hoặc cứu thương

Tiếng Trung và tiếng Anh miễn phí và làm việc 24/7 cứu hỏa hoặc cứu thương

Tư vấn đời sống người nước ngoài tại Đài Loan(Trung Quốc) (Bộ nội chính)

1990

Cung cấp thông tin về thị thực, nơi cư chú, công việc, giáo dục, thuế, bảo hiểm, y tế, giao thông, viêc làm, chăm sóc y tế, an toàn cá nhân,chăm sóc trẻ em, dịch vụ phúc lợi và thông tin pháp lý

Tiếng việt, Làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 6(không bao gồm các ngày lễ theo quy định và những ngày nghỉ khác)

Đường dây nóng của Bộ Lao động

1955

Tư vấn và tiếp nhận khiếu nại về lao động, giúp người lao động di cư giao tiếp và thích nghi

Tiếng Việt Miễn phí và làm việc 24/7

Phòng tái thiết vận dụng nguồn lao động thành phố Đài Bắc

02-2302 -6705, 02-2338 -1600 máy nhánh 4114

Cung cấp dịch vụ luật về việc làm và các quy định liên quan, tư vấn, hỗ trợ trong các tình huống khẩn cấp

Tiếng Việt Làm việc từ 8:30 sáng đến 5:30 chiều

Sở phát triển nguồn lao động của Bộ lao động

02-8995 -6000

Tra cứu các vấn đề về điều kiện năng lực và giấy phép lao động của người lao động nước ngoài

Tiếng Trung và tiếng Anh

Khoa phòng chống bệnh tật Cục Y tế thành phố Đài Bắc

02-237598 00 máy nhánh 1953, 1956, 1959

Thông tin chăm sóc sức khỏe cho người lao động nước ngoài mới hoặc đang sinh sống tại Đài Loan(Trung Quốc)

Tiếng Việt

Văn phòng sân bay quốc tế - Trung tâm Dịch vụ Lao động Nước ngoài

03-398-90 02 (Văn phòng sân bay Đào Viên) 07-803-68 04; 07-803-64 19 (Văn phòng sân bay quốc tế Cao Hùng)

Cung cấp hướng dẫn pháp lý, khiếu nại và các dịch vụ khác để hỗ trợ người lao động nước ngoài giải quyết các vấn đề khác nhau liên quan đến nhập cảnh, xuất cảnh và làm việc tại Đài Loan(Trung Quốc)

Tiếng Việt

Phòng tiêu chuẩn lao động Cục lao động thành phố Đài Bắc

02-2720-8 889 máy nhánh 7015, 7016, 7017, 7018, 7019

Tư vấn pháp luật lao động, hòa giải tranh chấp lao động, kiểm tra điều kiện lao động

Tiếng Trung và tiếng Anh

Đường dây nóng báo án

110 113

Tố cáo bạo lực, ngược đãi, quấy rối tình dục, lạm dụng tình dục và các vấn để liên quan.

Tiếng Việt Nhấn phím 2

Cục Bảo hiểm người lao động

02-2396 -1266

Cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm lao động cho người lao động nước ngoài

Tiếng Trung và tiếng Anh

Ủy ban Hòa giải tranh chấp về Bảo hiểm y tế toàn dân

(02) 8590 -7222

Phụ trách hòa giải trong các trường hợp có tranh chấp https://www.nhi.go v.tw (Tiếng Trung) https://eng.nhi.gov. tw/en/mp-2.html (Tiếng Anh) 如有爭議,負責調解 htt ps://w ww.nhi. gov.tw https://eng.nhi.gov. tw/en/mp-2.html (英語)

Tiếng Trung và tiếng Anh

Trung tâm dịch vụ liên hợp tuyển dụng trực tiếp, Bộ Lao động

02-6613-0 811

Gọi điện hỏi nhà tuyển dụng về vấn đề trực tiếp tuyển dụng lao động nước ngoà

Tiếng Trung và tiếng Anh

Các vấn đề sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục
Trung tâm Dịch vụ tư vấn bà mẹ trẻ em người nước ngoài

03-2522522

Cung cấp các dịch vụ tổng hợp cho người lao động nước ngoài, bao gồm sinh con, trợ cấp việc làm v.v...

Tiếng Việt

(Đường dây nóng 24/24 của Cục Di trú)

02 2388 3095

Báo cáo và cung cấp thông tin về các vụ án buôn bán người.

Tiếng Trung và tiếng Anh

bệnh truyền nhiễm
Đường dây nóng Tư vấn bệnh truyền nhiễm

1922

Cung cấp dịch vụ 24 giờ

Tiếng Trung và tiếng Anh

Sức khỏe tâm thần
Trung tâm Sức khỏe tâm thần cộng đồng thành phố Đài Bắc

02-3393 6779

Sức khỏe tâm thần, chăm sóc và phòng ngừa khoa tâm thần, phòng ngừa tự tử, dịch vụ sức khỏe tâm thần cộng đồng

Tiếng Trung và tiếng Anh

Đường dây nóng an toàn (Bộ Y tế và Phúc lợi)

1925 (hoạt động 24 giờ)

Chủ yếu cung cấp các dịch vụ liên quan đến phòng ngừa tự tử và điều trị: tư vấn tâm lý và phòng ngừa tức thời

Tiếng Trung và tiếng Anh

Đường dây cứu trợ

1995 (hoạt động 24 giờ) hoặc email: lifel roc@g mail.com

Quan tâm đến ý nghĩ tự sát và khủng hoảng

Tiếng Trung và tiếng Anh

Các tổ chức phi chính phủ: Hỗ trợ nơi lánh nạn và Hỗ trợ khẩn cấp (Tiếng Việt)
Tên gọi
Địa chỉ (sức chứa nơi lánh nạn)
Điện thoại
Nội dung
Mã QR
Trung tâm dịch vụ xã hội Thiên chúa giáo Tân Sự

Tầng 1, Số 24, Ngõ 183, Đoạn 1, đường Hòa Bình Đông, quận Đại An, thành phố Đài Bắc

02-23971933# 151

•Tư vấn pháp luật

•Cung cấp nơi lánh nạn cho người lao động bị thương hoặc vô gia cư

•Phục hồi tâm lý.

Hiệp hội Dịch vụ Đại chúng Đào Viên

Tầng 4 (Văn phòng), Số 185, đoạn 2, đường Trung Hoa, quận Trung Lịch, thành phố Đào Viên (sức chứa 10 trẻ em nam/10 trẻ em nữ)

03-4555550 0933908994

•Cung cấp nơi lánh nạn cho người lao động bị thương hoặc vô gia cư

•Chăm sóc trước khi sinh/ sản phụ.

•Tư vấn pháp luật về quyền lợi của người lao động.

•Đấu tranh vì nữ quyền.

Trung tâm Dịch vụ Quốc tế Hải Tinh

Số 115, đường Kiến Quốc Tây, quận Diêm Trình, thành phố Cao Hùng (sức chứa trung bình 30- 35 người)

07-5331840
07-5330239

•Cung cấp nơi lánh nạn cho người lao động bị thương hoặc vô gia cư.

•Tư vấn pháp luật về quyền lợi của người lao động.

Hiệp hội Lao động Quốc tế Đài Loan(Trung Quốc) (TIWA)

Tầng 1, Số 10, Ngõ 3, phố Đức Huệ, quận Trung Sơn, thành phố Đài Bắc (Sức chứa 20 nam/nữ)

02-25956858
0930163301

•Tư vấn pháp luật về quyền lợi của người lao động.

•Kết nối việc làm cho người nhập cư mới.

• Tư vấn Visa lao động.

Cơ quan của chính phủ Việt Nam
Ban Quản lý Lao động, Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc

02-250434 77, máy nhánh: 101, 102, 103, 104 02-25043 477,分機101、 102、103 、104

(i) “Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan(Trung Quốc) có chức năng hỗ trợ người lao động Việt Nam: tư vấn giải đáp pháp luật và giải quyết các vấn đề phát sinh bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan(Trung Quốc)” (ii) Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc: Tầng 3, 65 đường Tùng Giang: Giải quyết các vấn đề liên quan đến công dân Việt Nam như quốc tịch, hôn nhân, hộ chiếu và công chứng giấy tờ, bảo hộ công dân Việt Nam.

Tiếng Việt

Thông tin bổ sung

Công việc cần chuẩn bị để phòng ngừa trường hợp động đất xảy ra

Đài Loan(Trung Quốc) là khu vực thường xuyên xảy ra động đất. Động đất có thể xảy ra bất cứ khi nào. Do đó, chúng ta cần chủ động chuẩn bị sẵn các vật dụng cần thiết để đảm bảo an toàn khi động đất xảy ra.

1

Chuẩn bị đồ ăn, nước uống, pin, đèn pin đủ dùng trong khoảng từ 3 ngày đến 1 tuần.

2

Chuẩn bị túi đựng đồ trong trường hợp khẩn cấp (túi đựng đồ dùng mang theo khi phải di tản). Cần mang theo hộ chiếu và thẻ bảo hiểm y tế.

3

Tìm hiểu trước địa điểm có thể tránh nạn khi có động đất xảy ra.

Khi có động đất xảy ra

Nếu đang ở trong nhà, bạn cần nấp dưới gầm bàn để tránh bị đồ vật rơi từ trên cao xuống hoặc các loại tủ kệ đổ xuống trúng người. Nếu đang sử dụng lửa như bếp gas, cần nhanh chóng tắt bếp và đóng van gas để tránh nguy cơ cháy nổ.

Nếu đang ở ngoài trời, hãy dùng những vật như túi xách che lên đầu để tránh bị thương khi có vật rơi từ trên xuống, sau đó nhanh chóng di chuyển đến địa điểm an toàn. Chú ý, gần các tòa nhà có thể sẽ có thủy tinh vỡ, tường đổ, bảng quảng cáo rơi từ trên cao xuống

Nếu đang ở gần biển hoặc sông - những nơi có nguy cơ sẽ xảy ra sóng thần, cần nhanh chóng di chuyển ra xa khỏi khu vực biển hoặc sông và đi đến khu vực cao. Nếu tivi hoặc internet phát đi cảnh báo hoặc báo động về nguy cơ sóng thần, hãy nhanh chóng di chuyển đến khu vực cao. Sóng thần có thể ập đến nhiều lần, cần tránh nạn cho đến khi hết cảnh báo hoặc báo động. Nếu không hiểu rõ, hãy hỏi người dân địa phương “Tình hình sóng thần đã ổn chưa?”