Chương 1:

Hệ thống y tế và hệ thống khám, chữa bệnh tại Đài Loan(Trung Quốc)

1.1 Khi bị ốm, tôi có thể đi khám ở đâu và cần mang theo những giấy tờ gì?

Đài Loan(Trung Quốc) có 4 loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ y tế chính

Bốn loại cơ sở y tế tại Đài Loan(Trung Quốc)

Loại hình cơ sở
Mục đích
Ví dụ
Ghi chú

Trung tâm Y tế (bao gồm cả bệnh viện đại học)

Bệnh viện đa khoa thực hiện khám chính xác và các ca phẫu thuật phức tạp, có độ khó cao. Chăm sóc, điều trị khẩn cấp.

Phẫu thuật cao cấp, xạ trị và hóa trị tiên tiến, thử nghiệm lâm sàng.

Thời gian chờ đợi lâu. Bệnh nhân có nhu cầu chuyển tuyến nên lựa chọn các cơ sở như thế này.

Bệnh viện khu vực địa phương (Bệnh viện khu vực, bệnh viện công)

Bệnh viện đa khoa khu vực, có thể thực hiện điều trị nội trú và khám tổng quát. Chăm sóc, điều trị khẩn cấp.

Sỏi thận, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, phẫu thuật đục thủy tinh thể. Kiểm tra sức khỏe hàng năm.

>

Thời gian chờ đợi ngắn. Cần đặt lịch hẹn trước

Phòng khám/ Phòng khám Nha khoa / Phòng khám Y học cổ truyền

Chẩn đoán và điều trị các triệu chứng, bệnh thông thường.

Cảm lạnh thông thường, bệnh mạn tính.

Thời gian chờ đợi ngắn. Không cần hẹn trước.

Nhà thuốc

Điều trị các bệnh thông thường.

Cảm lạnh thông thường, tiêu chảy

Không được Bảo hiểm y tế toàn dân chi trả

Khi bạn đến khám tại bất kỳ cơ sở y tế nào, vui lòng mang theo các giấy tờ sau:

taiwan-6

Thẻ Bảo hiểm y tế(xem Chương 6 để biết chi tiết)

Giấy tờ tùy thân hợp lệ (ví dụ: Giấy chứng nhận lưu trú của người nước ngoài (ARC) hoặc hộ chiếu)

Bạn vẫn có thể đến bất kỳ cơ sở y tế nào mà không cần mang theo những giấy tờ nêu trên, nhưng sẽ phải thanh toán trước toàn bộ chi phí y tế.Chúng tôi khuyên bạn nên cung cấp cho bác sĩ các thông tin liên quan tới bệnh án của mình, bao gồm thẻ cho người mắc bệnh hiểm nghèo (nếu có), tiền sử bệnh, tình hình dị ứng với thực phẩm hoặc thuốc đang điều trị. Trong trường hợp khẩn cấp, y tá sẽ yêu cầu bạn cung cấp tên và số điện thoại của người liên hệ.

1.2 Khi bị đau lưng, tôi nên đến cơ sở y tế nào trước?

Bạn có thể quyết định đến các loại cơ sở y tế khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Chúng tôi khuyên bạn, trước tiên nên đến phòng khám địa phương hoặc bệnh viện khu vực/địa phương gần khu vực mình sinh sống. Nếu tình trạng bệnh của bạn cần chuyển viện thì bạn sẽ được chuyển lên bệnh viện tuyến trên.

1.3 Nếu bị đau lưng, tôi nên đến khoa nào của bệnh viện địa phương?

Bạn cần đến Khoa Chấn thương chỉnh hình. Dưới đây là danh sách các khoa của bệnh viện địa phương.

Danh sách các khoa của bệnh viện địa phương

Khoa
Chức năng

Khoa nội

Khoa tim mạch

Đau tim, các bệnh về tim và hệ tim mạch.

Khoa hô hấp

Một số triệu chứng liên quan đến các bệnh về phổi và hô hấp.

Khoa tiêu hoá

Triệu chứng đau bụng có liên quan đến chức năng và các bệnh về thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng, tuyến tụy, túi mật, ống mật và gan.

Khoa nội tiết

Các bệnh chủ yếu liên quan đến rối loạn nội tiết và chuyển hóa

Khoa truyền nhiễm

Cúm, sốt xuất huyết, tiêu chảy, COVID-19, bệnh lao, HIV/AIDS.

Khoa huyết học ung bướu

Điều trị cho các bệnh nhân bị bệnh về máu, tủy xương và hệ bạch huyết như: thiếu máu, đông máu

Khoa thận

Chăm sóc cho bệnh nhân mắc bệnh thận, bao gồm các bệnh mạn tính.

護理腎病患者,包括慢性病患者

Khoa dị ứng, miễn dịch, thấp khớp

Điều trị các loại dị ứng, các vấn đề về miễn dịch, bệnh thấp khớp, v.v

Khoa tiết niệu

Bệnh về đường tiết niệu có các triệu chứng thường gặp như: đau hai bên sườn, đau bụng dưới, tiểu ra máu, tiểu khó, trĩ, thoát vị, v.v

Nhãn khoa

Các bệnh liên quan đến mắt.

Khoa tai mũi họng

Các bệnh về tai, mũi, họng, u ở đầu và cổ.

Khoa da liễu

Các bệnh liên quan đến da.

Khoa tâm thần

Bệnh tâm thần.

Khoa thần kinh

Đột quỵ, suy giảm trí nhớ, các bệnh về thoái hóa thần kinh khác.

Khoa phụ sản

Điều trị cho phụ nữ có các vấn đề về tiết niệu, phụ khoa và vùng chậu.

Khoa Y học nghề nghiệp và môi trường

Phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp, kiệt sức, căng thẳng trong công việc

Nha khoa

Bệnh răng miệng.

Phòng khám dinh dưỡng

Duy trì cân nặng khỏe mạnh, lập kế hoạchăn uống lành mạnh/thực đơn đủ dinh dưỡng.

Khoa cấp cứu

Chăm sóc, điều trị khẩn cấp.

Khoa chấn thương chỉnh hình

Chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến cơ xương khớp.

Khoa phục hồi chức năng

Cung cấp dịch vụ phục hồi sau chấn thương và chăm sóc người khuyết tật.

1.4 Tôi nói tiếng Trung không tốt, tôi muốn đi khám bệnh thì liên hệ tới đâu để được giúp đỡ?

Bạn có thể liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế mà bạn muốn đến khám. Hoặc có thể nhờ công ty, đơn vị môi giới của bạn cung cấp phiên dịch viên để hỗ trợ. Nếu không muốn công ty, đơn vị môi giới giúp đỡ, bạn có thể nhờ bạn bè làm phiên dịch khi đi đến bất kỳ cơ sở y tế nào, hoặc gọi đến số điện thoại bên dưới để được trợ giúp trước khi đến bệnh viện.

Đường dây nóng

Người Việt Nam ở Đài Loan(Trung Quốc) cần phiên dịch và hỗ trợ khám sức khỏe có thể gọi tới đường dây nóng miễn phí sau:

0800665800 hoặc 1990

Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:

Sáng: 9:00 – 12:00

Chiều: 13:00 – 17:00

Ngoài ra, bạn có thể gọi 1955 phiên dịch trực tuyến hay dùng chức năng phiên dịch của Line1955 trong điện thoại của bạn

0800665800 或 1990

1.5 Làm thế nào để được khám và điều trị tại cơ sở y tế?

Bước 1

Khi đến cơ sở y tế bạn cần mang thẻ Bảo hiểm y tế đến quầy đăng ký, thanh toán phần chi phí do người lao động phải trả và được gọi vào khám, khám xong sẽ nhận được đơn thuốc

Bước 2

Đến nhà thuốc đã ký hợp đồng với Bảo hiểm y tế hoặc nhà thuốc bệnh viện để lấy thuốc.

Bước 3

Lấy thuốc.

Trong trường hợp cần nhập viện, bác sĩ sẽ đưa cho bạn mẫu đơn đăng nhập viện sau khi khám. Sau đó bạn đến quầy đăng ký nội trú để hoàn tất quy trình đăng ký nhập viện.

Nhân viên y tế có thể giúp bạn hoàn thành các thủ tục giấy tờ cần thiết, sắp xếp nhập viện và đặt loại phòng bạn muốn ở. Khi nhập viện, bạn sẽ được yêu cầu khai báo tại quầy đăng ký. Bạn có thể đi thẳng đến phòng của mình nếu đã hoàn thành tất cả các thủ tục trên.

1.6 Tôi bị đau lưng, bác sĩ nói nên phẫu thuật để điều trị. Làm thế nào để tôi được chuyển lên bệnh viện tuyến trên?

Bước 1

Sau khi chẩn đoán, nếu cần chuyển tuyến, bác sĩ sẽ đưa ra thông báo chuyển tuyến bằng văn bản, hoặc sử dụng mẫu yêu cầu chuyển tuyến điện tử.

Bước 2

Khi đến bệnh viện/phòng khám mà bạn được chuyển tuyến đến, bạn cần xuất trình giấy chuyển tuyến, hoặc thông báo bằng hình thức khác cho bệnh viện/phòng khám biết bạn là bệnh nhân được chuyển tuyến.

Bước 3

Bạn được thực hiện phẫu thuật, khám, nhập viện, hoặc điều trị tiếp theo sắp xếp của bệnh viện/phòng khám.

Bước 4

Sau khi điều trị, bệnh nhân được bác sĩ đánh giá là có tình trạng ổn định sẽ quay trở lại phòng khám ban đầu hoặc cơ sở y tế phù hợp khác để tiếp tục điều trị, thực hiện các thủ tục tiếp theo.

1.7 Tôi có thể mua thuốc ở đâu?

Bạn có thể mua thuốc ở bất kỳ hiệu thuốc nào gần nơi bạn sinh sống. Tuy nhiên, các loại thuốc khác nhau sẽ có quy định khác nhau.

Phải mua theo đơn của bác sĩ và theo sự hướng dẫn của dược sĩ. Phần lớn tiền thuốc sẽ do Bảo hiểm y tế toàn dân chi trả, bạn chỉ phải trả một phần nhỏ.

Mua và sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Bảo hiểm y tế toàn dân không chi trả tiền thuốc này

Người dân có thể tự mua và sử dụng loại thuốc này từ các hiệu thuốc, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tạp hóa và/hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống. Bảo hiểm y tế toàn dân không chi trả tiền thuốc này

1.8 Ở Việt Nam, tôi có sử dụng một số loại thuốc để giảm đau đầu. Tôi có thể mang thuốc từ Việt Nam sang Đài Loan(Trung Quốc) được không?

Được. Bạn có thể mang thuốc để sử dụng nhưng thuốc đó phải để trong hành lý xách tay, vali và có ghi chú phù hợp.Những quy định đối với thuốc mà bạn có thể mang theo để sử dụng:

Những quy định khi mang theo thuốc cá nhân

Thuốc tây

  • 1.Được mang tối đa 12 lọ (hộp, lon, cây, que) của từng loại thuốc không kê đơn, và tổng số không quá 36 lọ (hộp, lon, cây, que).
  • 2.Thuốc kê đơn nhưng không có đơn của bác sĩ được giới hạn ở mức đủ dùng trong 02 tháng
  • 3.Thuốc kê đơn có đơn thuốc của bác sĩ (hoặc giấy tờ chứng minh) không được vượt quá số lượng được kê trong đơn thuốc (hoặc giấy tờ chứng minh) và không được vượt quá mức đủ dùng trong 06 tháng.
  • 4.Các sản phẩm dùng để tiêm cần có đơn thuốc (hoặc giấy tờ chứng minh) của bác sĩ.

Dược liệu và chế phẩm Đông y

Mỗi loại dược liệu không được mang quá 1kg, tổng số không quá 12 loại dược liệu.
Mỗi loại chế phẩm (thuốc) Đông y có thể mang tối đa 12 lọ (hộp); tổng số lọ (hộp) không quá 36 lọ.
Thuốc và chế phẩm (thuốc) Đông y mang theo khi nhập cảnh (ngoài số lượng nêu trên) cần có giấy xác nhận y tế (chẳng hạn giấy xác nhận chẩn đoán của bác sĩ), và số lượng thuốc mang theo không được vượt quá mức đủ dùng trong 03 tháng.

×

Tổ chức IOM có chính sách không dung thứ với lạm dụng và bóc lột tình dục

6 nguyên tắc cốt lõi
để ngăn chặn hành vi lạm dụng và bóc lột tình dục (BLTD) của nhân viên IOM và các đối tác triển khai tại Việt Nam

1

Không dung thứ

BLTD là hành vi sai trái nghiêm trọng và là cơ sở để chấm dứt việc làm.

2

Không quan hệ tình dục với trẻ em

Bất kỳ hoạt động tình dục nào với trẻ em (dưới 18 tuổi) đều bị nghiêm cấm, cho dù có được chấp thuận hay quy định về tuổi thành niên tại địa phương có cho phép hay không.

3

Không thuê hoặc hối lộ một người để quan hệ tình dục

Việc trao đổi tiền, việc làm, hàng hóa hoặc dịch vụ để được quan hệ tình dục đều bị cấm, bao gồm cả việc thuê và chào mời dịch vụ mại dâm.

4

Không quan hệ tình dục với người thụ hưởng

Bất kỳ mối quan hệ tình dục nào với người thụ hưởng liên quan đến việc sử dụng cấp bậc hoặc vị trí không phù hợp đều bị cấm.

5

Luôn báo cáo nếu có nghi ngờ về BLTD

Nhân viên hỗ trợ phát triển phải báo cáo bất kỳ mối quan ngại nào về BLTD của nhân viên IOM hoặc nhân viên của đối tác triển khai cho Đầu mối phòng chống BLTD của IOM, hoặc báo cáo và được bảo vệ khỏi hành vi trả đũa.

6

Xây dựng một môi trường không có BLTD

Tất cả những người làm công tác phát triển phải tạo và duy trì một môi trường không có BLTD và thúc đẩy Quy tắc Ứng xử của họ.

Mọi thông tin sai phạm, xin vui lòng liên hệ
Bà Nguyễn Phương Thúy, IOM tại Việt Nam
Địa chỉ email: phunguyen@iom.int

Logo
×

Đường dây nóng tại Đài Loan(Trung Quốc)

Danh sách các cơ quan, tổ chức bạn có thế liên hệ tư vấn tính đến ngày 1 tháng 3 năm 2024

Cơ quan
Đường dây nóng
Ghi chú
Ngôn ngữ
mã QR
Các tình huống chung
Các cơ quan thuộc chính quyền Đài Loan(Trung Quốc)
Đường dây nóng khẩn cấp

112

-chọn "0" chuyển tiếp đến Cục công an

-chọn "9" chuyển tiếp đến cứu hỏa hoặc cứu thương

Tiếng Trung và tiếng Anh miễn phí và làm việc 24/7 cứu hỏa hoặc cứu thương

Tư vấn đời sống người nước ngoài tại Đài Loan(Trung Quốc) (Bộ nội chính)

1990

Cung cấp thông tin về thị thực, nơi cư chú, công việc, giáo dục, thuế, bảo hiểm, y tế, giao thông, viêc làm, chăm sóc y tế, an toàn cá nhân,chăm sóc trẻ em, dịch vụ phúc lợi và thông tin pháp lý

Tiếng việt, Làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 6(không bao gồm các ngày lễ theo quy định và những ngày nghỉ khác)

Đường dây nóng của Bộ Lao động

1955

Tư vấn và tiếp nhận khiếu nại về lao động, giúp người lao động di cư giao tiếp và thích nghi

Tiếng Việt Miễn phí và làm việc 24/7

Phòng tái thiết vận dụng nguồn lao động thành phố Đài Bắc

02-2302 -6705, 02-2338 -1600 máy nhánh 4114

Cung cấp dịch vụ luật về việc làm và các quy định liên quan, tư vấn, hỗ trợ trong các tình huống khẩn cấp

Tiếng Việt Làm việc từ 8:30 sáng đến 5:30 chiều

Sở phát triển nguồn lao động của Bộ lao động

02-8995 -6000

Tra cứu các vấn đề về điều kiện năng lực và giấy phép lao động của người lao động nước ngoài

Tiếng Trung và tiếng Anh

Khoa phòng chống bệnh tật Cục Y tế thành phố Đài Bắc

02-237598 00 máy nhánh 1953, 1956, 1959

Thông tin chăm sóc sức khỏe cho người lao động nước ngoài mới hoặc đang sinh sống tại Đài Loan(Trung Quốc)

Tiếng Việt

Văn phòng sân bay quốc tế - Trung tâm Dịch vụ Lao động Nước ngoài

03-398-90 02 (Văn phòng sân bay Đào Viên) 07-803-68 04; 07-803-64 19 (Văn phòng sân bay quốc tế Cao Hùng)

Cung cấp hướng dẫn pháp lý, khiếu nại và các dịch vụ khác để hỗ trợ người lao động nước ngoài giải quyết các vấn đề khác nhau liên quan đến nhập cảnh, xuất cảnh và làm việc tại Đài Loan(Trung Quốc)

Tiếng Việt

Phòng tiêu chuẩn lao động Cục lao động thành phố Đài Bắc

02-2720-8 889 máy nhánh 7015, 7016, 7017, 7018, 7019

Tư vấn pháp luật lao động, hòa giải tranh chấp lao động, kiểm tra điều kiện lao động

Tiếng Trung và tiếng Anh

Đường dây nóng báo án

110 113

Tố cáo bạo lực, ngược đãi, quấy rối tình dục, lạm dụng tình dục và các vấn để liên quan.

Tiếng Việt Nhấn phím 2

Cục Bảo hiểm người lao động

02-2396 -1266

Cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm lao động cho người lao động nước ngoài

Tiếng Trung và tiếng Anh

Ủy ban Hòa giải tranh chấp về Bảo hiểm y tế toàn dân

(02) 8590 -7222

Phụ trách hòa giải trong các trường hợp có tranh chấp https://www.nhi.go v.tw (Tiếng Trung) https://eng.nhi.gov. tw/en/mp-2.html (Tiếng Anh) 如有爭議,負責調解 htt ps://w ww.nhi. gov.tw https://eng.nhi.gov. tw/en/mp-2.html (英語)

Tiếng Trung và tiếng Anh

Trung tâm dịch vụ liên hợp tuyển dụng trực tiếp, Bộ Lao động

02-6613-0 811

Gọi điện hỏi nhà tuyển dụng về vấn đề trực tiếp tuyển dụng lao động nước ngoà

Tiếng Trung và tiếng Anh

Các vấn đề sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục
Trung tâm Dịch vụ tư vấn bà mẹ trẻ em người nước ngoài

03-2522522

Cung cấp các dịch vụ tổng hợp cho người lao động nước ngoài, bao gồm sinh con, trợ cấp việc làm v.v...

Tiếng Việt

(Đường dây nóng 24/24 của Cục Di trú)

02 2388 3095

Báo cáo và cung cấp thông tin về các vụ án buôn bán người.

Tiếng Trung và tiếng Anh

bệnh truyền nhiễm
Đường dây nóng Tư vấn bệnh truyền nhiễm

1922

Cung cấp dịch vụ 24 giờ

Tiếng Trung và tiếng Anh

Sức khỏe tâm thần
Trung tâm Sức khỏe tâm thần cộng đồng thành phố Đài Bắc

02-3393 6779

Sức khỏe tâm thần, chăm sóc và phòng ngừa khoa tâm thần, phòng ngừa tự tử, dịch vụ sức khỏe tâm thần cộng đồng

Tiếng Trung và tiếng Anh

Đường dây nóng an toàn (Bộ Y tế và Phúc lợi)

1925 (hoạt động 24 giờ)

Chủ yếu cung cấp các dịch vụ liên quan đến phòng ngừa tự tử và điều trị: tư vấn tâm lý và phòng ngừa tức thời

Tiếng Trung và tiếng Anh

Đường dây cứu trợ

1995 (hoạt động 24 giờ) hoặc email: lifel roc@g mail.com

Quan tâm đến ý nghĩ tự sát và khủng hoảng

Tiếng Trung và tiếng Anh

Các tổ chức phi chính phủ: Hỗ trợ nơi lánh nạn và Hỗ trợ khẩn cấp (Tiếng Việt)
Tên gọi
Địa chỉ (sức chứa nơi lánh nạn)
Điện thoại
Nội dung
Mã QR
Trung tâm dịch vụ xã hội Thiên chúa giáo Tân Sự

Tầng 1, Số 24, Ngõ 183, Đoạn 1, đường Hòa Bình Đông, quận Đại An, thành phố Đài Bắc

02-23971933# 151

•Tư vấn pháp luật

•Cung cấp nơi lánh nạn cho người lao động bị thương hoặc vô gia cư

•Phục hồi tâm lý.

Hiệp hội Dịch vụ Đại chúng Đào Viên

Tầng 4 (Văn phòng), Số 185, đoạn 2, đường Trung Hoa, quận Trung Lịch, thành phố Đào Viên (sức chứa 10 trẻ em nam/10 trẻ em nữ)

03-4555550 0933908994

•Cung cấp nơi lánh nạn cho người lao động bị thương hoặc vô gia cư

•Chăm sóc trước khi sinh/ sản phụ.

•Tư vấn pháp luật về quyền lợi của người lao động.

•Đấu tranh vì nữ quyền.

Trung tâm Dịch vụ Quốc tế Hải Tinh

Số 115, đường Kiến Quốc Tây, quận Diêm Trình, thành phố Cao Hùng (sức chứa trung bình 30- 35 người)

07-5331840
07-5330239

•Cung cấp nơi lánh nạn cho người lao động bị thương hoặc vô gia cư.

•Tư vấn pháp luật về quyền lợi của người lao động.

Hiệp hội Lao động Quốc tế Đài Loan(Trung Quốc) (TIWA)

Tầng 1, Số 10, Ngõ 3, phố Đức Huệ, quận Trung Sơn, thành phố Đài Bắc (Sức chứa 20 nam/nữ)

02-25956858
0930163301

•Tư vấn pháp luật về quyền lợi của người lao động.

•Kết nối việc làm cho người nhập cư mới.

• Tư vấn Visa lao động.

Cơ quan của chính phủ Việt Nam
Ban Quản lý Lao động, Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc

02-250434 77, máy nhánh: 101, 102, 103, 104 02-25043 477,分機101、 102、103 、104

(i) “Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan(Trung Quốc) có chức năng hỗ trợ người lao động Việt Nam: tư vấn giải đáp pháp luật và giải quyết các vấn đề phát sinh bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan(Trung Quốc)” (ii) Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc: Tầng 3, 65 đường Tùng Giang: Giải quyết các vấn đề liên quan đến công dân Việt Nam như quốc tịch, hôn nhân, hộ chiếu và công chứng giấy tờ, bảo hộ công dân Việt Nam.

Tiếng Việt

Thông tin bổ sung

Công việc cần chuẩn bị để phòng ngừa trường hợp động đất xảy ra

Đài Loan(Trung Quốc) là khu vực thường xuyên xảy ra động đất. Động đất có thể xảy ra bất cứ khi nào. Do đó, chúng ta cần chủ động chuẩn bị sẵn các vật dụng cần thiết để đảm bảo an toàn khi động đất xảy ra.

1

Chuẩn bị đồ ăn, nước uống, pin, đèn pin đủ dùng trong khoảng từ 3 ngày đến 1 tuần.

2

Chuẩn bị túi đựng đồ trong trường hợp khẩn cấp (túi đựng đồ dùng mang theo khi phải di tản). Cần mang theo hộ chiếu và thẻ bảo hiểm y tế.

3

Tìm hiểu trước địa điểm có thể tránh nạn khi có động đất xảy ra.

Khi có động đất xảy ra

Nếu đang ở trong nhà, bạn cần nấp dưới gầm bàn để tránh bị đồ vật rơi từ trên cao xuống hoặc các loại tủ kệ đổ xuống trúng người. Nếu đang sử dụng lửa như bếp gas, cần nhanh chóng tắt bếp và đóng van gas để tránh nguy cơ cháy nổ.

Nếu đang ở ngoài trời, hãy dùng những vật như túi xách che lên đầu để tránh bị thương khi có vật rơi từ trên xuống, sau đó nhanh chóng di chuyển đến địa điểm an toàn. Chú ý, gần các tòa nhà có thể sẽ có thủy tinh vỡ, tường đổ, bảng quảng cáo rơi từ trên cao xuống

Nếu đang ở gần biển hoặc sông - những nơi có nguy cơ sẽ xảy ra sóng thần, cần nhanh chóng di chuyển ra xa khỏi khu vực biển hoặc sông và đi đến khu vực cao. Nếu tivi hoặc internet phát đi cảnh báo hoặc báo động về nguy cơ sóng thần, hãy nhanh chóng di chuyển đến khu vực cao. Sóng thần có thể ập đến nhiều lần, cần tránh nạn cho đến khi hết cảnh báo hoặc báo động. Nếu không hiểu rõ, hãy hỏi người dân địa phương “Tình hình sóng thần đã ổn chưa?”